Bổ sung vitamin D bằng phơi nắng và ăn uống

Viện Dinh dưỡng đưa ra khuyến nghị về vitamin D là 5mcg/ngày (tương đương với 200 đơn vị quốc tế vitamin D) đối với người <50 tuổi; 10mcg/ngày cho nhóm tuổi từ 51 – 60 và với người >60 tuổi thì nhu cầu khuyến nghị là 15mcg/ngày.

Hỏi: Hiện nay thời tiết đã chuyển sang hè. Vào buổi sáng tôi hay ra sân tập thể dục, phơi nắng để da hấp thu vitamin D. Xin hỏi nên phơi nắng bao lâu là vừa và nếu muốn tăng cường thêm vitamin D mà không cần phơi nắng thì làm thế nào?

Phí Thu Hà (70 tuổi, Thái Bình)

Thực phẩm giàu vitamin D.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện phó Viện dinh dưỡng cho biết, vitamin D trong ánh nắng buổi sớm rất tốt cho xương khớp. Ở Việt Nam, Viện Dinh dưỡng đưa ra khuyến nghị về vitamin D là 5mcg/ngày (tương đương với 200 đơn vị quốc tế vitamin D) đối với người <50 tuổi; 10mcg/ngày cho nhóm tuổi từ 51 – 60 và với người >60 tuổi thì nhu cầu khuyến nghị là 15mcg/ngày.

Trong tự nhiên, rất ít thực phẩm có lượng đáng kể vitamin D. Các thực phẩm có vitamin D gồm một số dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo, gan và chất béo của động vật có vú ở biển, trứng gà được nuôi có bổ sung vitamin D, dầu tăng cường vitamin D hoặc các thức ăn bổ sung khác ví dụ bột ngũ cốc.

Vitamin D hầu hết trong cá có từ 5 mcg/100g tới 15 mcg/100g (tương ứng 200 IU/100g tới 600 IU/100g), cá trích có thể có tới 40 mcg/100g (1.600 IU/100g). Trong điều kiện chưa tiếp cận được nhiều loại thực phẩm có nhiều vitamin D, biện pháp phơi nắng buổi sớm rất hiệu quả. Có thể tập thể dục, phơi nắng từ 30 phút đến 1 giờ vào khoảng thời gian trước 9 giờ sáng sẽ tốt cho sức khỏe và xương khớp.

KT ghi

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top