Bổ sung đối tượng xét nghiệm SAR-CoV-2 tại bệnh viện được chi trả

Bộ Y tế đã có dự thảo hướng dẫn chi trả bổ sung thêm một số trường hợp được chỉ định xét nghiệm, trong đó có người mắc bệnh mạn tính và bệnh nhân chạy thận nhân tạo, xạ trị....
bo-sung-xet-nghiem-chi-tra.jpg
Bổ sung đối tượng xét nghiệm SAR-CoV-2 tại bệnh viện được chi trả

Theo đó, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ điều kiện, khả năng triển khai thực hiện xét nghiệm theo một hoặc kết hợp các phương pháp xét nghiệm như: Phương pháp xét nghiệm RT-PCR đơn mẫu theo hướng dẫn tại Quyết định số 1282/QĐ-BYT ngày 21/3/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành "Hướng dẫn tạm thời việc xét nghiệm COVID-19;

Phương pháp xét nghiệm PCR gộp mẫu theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 1817/QĐ-BYT ngày 07/4/2021. Trường hợp có triệu chứng, người tiếp xúc trực tiếp có nguy cơ cao thì xét nghiệm sàng lọc mẫu đơn.

Xét nghiệm nhanh kháng nguyên theo hướng dẫn tại Quyết định số 2022/QĐ-BYT ngày 28/4/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn sử dụng sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2

Về tần suất xét nghiệm, hiện đối với cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám chữa bệnh thực hiện xét nghiệm theo định kỳ 7 ngày/lần;

Đối với người bệnh sau khi khám ngoại trú cần chuyển vào điều trị nội trú: thực hiện xét nghiệm ngay sau khi có quyết định chuyển vào điều trị nội trú;

Đối với người bệnh chuyển tuyến phải thực hiện xét nghiệm;

Đối với người bệnh đang được điều trị nội trú, thực hiện xét nghiệm theo định kỳ 07 ngày điều trị/lần. Trong trường hợp có ca mắc COVID-19 trong khu điều trị nội trú thì xét nghiệm ngay toàn bộ các đối tượng;

Đối với người nhà chăm sóc người bệnh được ở lại, trường hợp người bệnh điều trị nội trú dưới 7 ngày hoặc 3 ngày thì được 1 lần xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho người nhà chăm sóc người bệnh và trường hợp người bệnh điều trị nội trú từ 3 hoặc 7 ngày trở lên thì được 2 lần xét nghiệm COVID-19 cho người nhà chăm sóc người bệnh.

Dự thảo Quyết định mới nhất bổ sung thêm một số trường hợp được chỉ định xét nghiệm như người tới bệnh viện có nguy cơ cao sau khi phân luồng, sàng lọc tại cổng bệnh viện; người mắc bệnh mạn tính, bệnh nhân xạ trị, bệnh nhân chạy thận nhân tạo, tái khám và lĩnh thuốc định kỳ cho bệnh mạn tính...

Theo Đời sống
back to top