Bổ sung dinh dưỡng phòng chữa hen phế quản

(khoahocdoisong.vn) - Một số nghiên cứu cho thấy, nếu can thiệp dinh dưỡng cho bà mẹ trong suốt thai kỳ có thể làm giảm được tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh hen.

Hen suyễn là bệnh thường gặp ở trẻ em. Trên thế giới có khoảng 235 triệu người bị hen suyễn và mỗi năm có khoảng gần 400.000 ca tử vong. Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh hen suyễn.

Một số nghiên cứu cho thấy, nếu can thiệp dinh dưỡng cho bà mẹ trong suốt thai kỳ có thể làm giảm được tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh hen. Có mối liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh hen ở trẻ em với việc dinh dưỡng thai kỳ kém (cụ thể là thiếu các vitamin A, vitamin D, selen, kẽm và chất béo không no).

Theo khuyến nghị chung, một chế độ ăn lành mạnh là đặc biệt quan trọng với những người mắc bệnh hô hấp mạn tính nói chung và hen phế quản nói riêng vì họ thường bị thiếu cân. Đặc biệt với bệnh nhân COPD, hen phế quản, chất dinh dưỡng và chế độ ăn lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì họ cần nhiều năng lượng hơn để hít thở .

Các khuyến nghị này bao gồm:

Với người bệnh hô hấp mạn tính, cần cố gắng duy trì được cân nặng bình thường. Thiếu cân đồng nghĩa với việc các cơ được sử dụng cho việc hít thở sẽ yếu và gây khó thở. Cần bổ sung các loại thực phẩm giàu calo trong chế độ ăn của người bệnh hô hấp mạn tính bị thiếu cân, ví dụ như dầu ô liu, bơ thực vật, bơ lạc, mật ong, phô mai...Ngoại ra, cần bổ sung thêm protein, đặc biệt là protein từ thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, các loại đậu và các chế phẩm từ sữa.

Uống đủ nước vì nước sẽ làm loãng dịch nhầy đường hô hấp và làm sạch dịch tiết ở phổi. Người bệnh hô hấp mạn tính nên uống 8 -12 ly nước không chứa cafein mỗi ngày. Nước trái cây, cà phê đã tách cafein, trà và sữa cũng là một nguồn nước uống được khuyến nghị.

 Giảm lượng muối ăn trong chế độ ăn để giảm hiện tượng tích tụ dịch trong hệ hô hấp, cũng như giúp giảm huyết áp và giảm triệu chứng khó thở. Tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều hơn 1.40mg muối/1 khẩu phần, ví dụ như thịt xông khói, thịt đóng hộp...

Những người bệnh sử dụng corticoid để điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp sẽ có nguy cơ bị mất canxi và loãng xương. Do vậy, cần tăng cường bổ sung canxi và vitamin D cho cơ thể từ các chế phẩm từ sữa. Uống 2 ly sữa mỗi ngày có thể giúp đáp ứng nhu cầu canxi của cơ thể. Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất khác, ví dụ magie, photpho, kali và vitamin k2.

PGS.TS Trương Hồng Sơn

(Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top