Bộ GD&ĐT nói gì về 16 triệu USD vay để biên soạn SGK?

(khoahocdoisong.vn) - Trong khoảng 77 triệu USD vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới để đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, có hơn 16 triệu USD dự kiến để BộGD&ĐT biên soạn 1 bộ sách giáo khoa. Nay Bộ không biên soạn, vậy, khoản tiền 16 triệu USD đang ở đâu?

Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông quy định: Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa.

Tuy nhiên, trong 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 vừa công bố, không có bộ nào do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn.

Trong khi đó, trong dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) có sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới là 77 triệu USD, có 16 triệu USD được thiết kế để Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa mới.

Vậy giờ Bộ GD&ĐT không thực hiện việc đó, thì 16 triệu USD đang ở đâu là câu hỏi dư luận băn khoăn.

Ông Nguyễn Xuân Thành.

Ông Nguyễn Xuân Thành.

Trả lời báo chí về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc đề án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT cho biết, số tiền 16 triệu USD trong dự án đó được dùng để trả thù lao cho tác giả, tổ chức triển khai biên soạn, biên tập, thực nghiệm và thẩm định sách giáo khoa.

Ngoài ra, có một phần kinh phí làm sách giáo khoa song ngữ tiếng dân tộc thiểu số, sách giáo khoa chữ nổi phục vụ cho học sinh khiếm thị.

Việc Bộ GD&ĐT không tổ chức biên soạn sách giáo khoa theo thiết kế ban đầu của dự án mà tổ chức việc biên soạn sách giáo khoa theo phương án xã hội hóa, không dùng ngân sách nhà nước đã tiết kiệm được khoản kinh phí này (hiện vẫn đang là thiết kế ban đầu của dự án, chưa được giải ngân từ Ngân hàng Thế giới).

Dự án đang trong kỳ đánh giá cuối năm và Bộ GD&ĐT đang đàm phán với Ngân hàng Thế giới để tái phân bổ cho các hoạt động cần thiết khác trong giai đoạn đầu triển khai chương trình mới như: Biên soạn tài liệu hướng dẫn, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và tổ chức bồi dưỡng khoảng 900.000 giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; mua sách giáo khoa cho thư viện của các trường phổ thông vùng khó khăn để học sinh được mượn sách học.

Các nội dung này hiện trong thiết kế dự án nhưng so với nhu cầu của thực tiễn thì thiếu nhiều.

Để được thực hiện, Bộ GD&ĐT đang đàm phán với Ngân hàng Thế giới về việc tái cấu trúc kinh phí dự án. Tất cả các vấn đề liên quan đến kinh phí của dự án đều phải được sự chấp thuận và giám sát của Ngân hàng Thế giới, quy chế của Bộ Tài chính và hệ thống pháp luật, thanh tra, kiểm toán.

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top