Blockchain bất động sản: Hình thức kiếm lời đầy rủi ro?

(khoahocdoisong.vn) - Blockchain bất động sản được biết đến là một nền tảng, mô hình mà nhiều nhà đầu tư cùng một lúc mua, bán chung căn hộ, dự án,… và cùng chia chắc lợi nhuận.

Hiện nay, trên thị trường đang xuất hiện hình thức đầu tư mua chung bất động sản trên nền tảng blockchain hay còn gọi là blockchain bất động sản.

Mô hình này đã xuất hiện được một thời gian, nhưng gần đây nó mới trở nên rẩm rộ.

Nguyên nhân, do thị trường bị ảnh hưởng bởi Covid-19, nên nhiều nhà đầu tư tìm kiếm các kênh đầu tư mới, trong đó có blockchanin.

Cũng là góp vốn, nhưng hình thức đầu tư của nền tảng này có rất nhiều điểm khác so với những mô hình đầu tư truyền thông trước đây.

Ví dụ, một căn hộ có giá 4 tỷ đồng, sẽ được chia thành 50 phần hoặc 100 phần… mỗi phần 80 triệu đồng hoặc 40 triệu đồng… Tùy sở thích, mong muốn, khách hàng có thể mua 1 hoặc nhiều phần.

Không những thế, khi nhà đầu tư mua chung còn được hưởng lợi nhuận từ 6%/năm trở lên. Nhà đầu tư sẽ ký hợp đồng mua bán quản lý với công ty bất động sản và sẽ nhận được mức lợi nhuận từ 6%/năm trở lên. Khi góp vốn mua chung bất động sản, các nhà đầu tư có thể bán lại phần của mình cho nhau nếu muốn.

Như vậy, thay vì phải bỏ số tiền lớn tới vài trăm, vài tỷ hay vài chục tỷ để có thể sở hữu cổ phần của dự án, thì nay nhà đầu tư có thể chỉ cần bỏ ra vài triệu, vài chục triệu cũng có thể được sở hữu chung bất động sản trị giá từ vài tỷ đồng đến cả chục tỷ đồng.

Chính vì cách góp vốn “rẻ - lạ” này, cộng với việc bất động sản vẫn luôn là kênh đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận đã khiến nhiều nhà đầu tư đã đổ xô tham gia blockchain bất động sản, nhất là trong thời kỳ Covid-19.

Hiện nay, pháp luật không cấm việc mua chung hay sở hữu chung bất động sản, kể cả hoạt động đó trên nền tảng công nghệ tài chính hay blockchain.

Tuy nhiên, theo các luật sư, nhà đầu tư nên cẩn trọng với hình thức này. Vì hiện nay, pháp luật chưa có chế tài rõ ràng đối với hoạt động đầu tư này.

Và nếu chiếu theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014, thì đây càng không phải là hoạt động kinh doanh bất động sản, đó giống với hình thức là đầu tư tài chính hoặc đầu cơ trên nền tảng công nghệ.

Chính vì vậy, các nhà đầu tư nên cẩn trọng khi không có đủ thông tin, hay đủ nhanh nhậy với thị trường, nhất là khi, nền tảng này đặt đặt ở nước ngoài thì càng khó kiểm soát. Nếu xảy ra rủi ro thì nhà đầu tư gần như bị mất trắng, không thể kiện lấy lại được tiền.

Theo Đời sống
Vì sao công ty Đại Cát bị cấm đấu thầu?

Vì sao công ty Đại Cát bị cấm đấu thầu?

Mới đây, UBND huyện Vĩnh Linh đã ký văn bản cấm Công ty TNHH Thiết kế và Xây dựng Đại Cát (Công ty Đại Cát) bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu 4 năm vì cố tình cung cấp tài liệu dự thầu không trung thực.
back to top