Biểu hiện của u lá nuôi thời kỳ thai nghén

Phụ nữ cần cẩn trọng với bệnh u lá nuôi thời kỳ thai nghén. Các triệu chứng của bệnh thường liên quan đến thai nghén. Bệnh có thể chữa khỏi khi được phát hiện và điều trị sớm.

Siêu âm để phát hiện u lá nuôi thời kỳ thai nghén (Ảnh minh họa)

U lá nuôi thời kỳ thai nghén (ULNTKTN) gồm 4 loại chính: chửa trứng bán phần hoặc toàn phần (80%), chửa trứng xâm lấn (15%), ung thư nhau thai 5% và các khối u xuất phát từ vị trí nhau thai (chiếm tỷ lệ thấp). Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1/120 phụ nữ mang thai ở châu Á và khu vực Nam Mỹ, trong đó tại VN, theo ghi nhận tại Hà Nội, tỷ lệ mắc ung thư nhau thai ở phụ nữ là 3,1/100.000 dân.

Phụ nữ trên 40 tuổi và dưới 20 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5 lần so với tuổi khác. Bệnh nhân có tiền sử chửa trứng, điều kiện kinh tế khó khăn, nhóm máu A (lấy chồng nhóm máu O) có nguy cơ mắc u lá nuôi cao hơn bình thường. Ung thư nhau thai có tiền sử chửa trứng 50%, sảy thai tự nhiên hoặc sau can thiệp 25%, đẻ thường 20% và 5% liên quan đến chửa ngoài tử cung.

97% bệnh nhân có biểu hiện ra máu, dịch vàng âm đạo hoặc hiếm hơn có thể ra máu kèm theo những khối giống như chum nho. Các triệu chứng kèm theo liên quan đến thai nghén, nhiễm độc thai nghén thường gặp như buồn nôn, nôn, cao huyết áp, phù, protein niệu. Thiếu máu nhược sắc thường gặp đối với bệnh nhân chảy máu kéo dài.

Các dấu hiệu cường tuyến giáp như run tay, đổ mồ hôi, giảm cân, nhịp tim nhanh. Các triệu chứng di căn như đau tức vùng hạ sườn phải (di căn gan), chảy máu trong ổ bụng, viêm phúc mạc, các triệu chứng tăng áp lực nội soi. Bệnh có thể chữa khỏi được khi được chẩn đoán ở giai đoạn sớm.

PGS.TS Trần Văn Thuấn (Giám đốc Bệnh viện K)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top