Biết tuổi lão hóa các bộ phận trên cơ thể giúp sống thọ

Quá trình lão hóa của cơ thể sẽ tăng dần theo năm tháng của tuổi tác. Tuy nhiên, mỗi một bộ phận sẽ có độ tuổi lão hóa khác nhau, muốn sống khỏe, sống thọ đầu tiên bạn cần nắm rõ độ tuổi lão hóa của các bộ phận trên cơ thể.

Não: Sau tuổi 20 bắt đầu lão hóa, số lượng tế bào thần kinh trong não sẽ giảm dần. Bước sang tuổi 40, các tế bào thần kinh sẽ bước vào giai đoạn giảm với tốc độ 10.000 mỗi ngày.

Đường ruột: Từ 55 tuổi trở đi, các vi khuẩn có lợi trong đường ruột sẽ bắt đầu suy giảm, chức năng tiêu hóa của ruột bắt đầu lão hóa, nguy mắc các bệnh về đường ruột sẽ tăng lên đáng kể.

Ngực: Phụ nữ sau 35 tuổi cần phải chú ý đến sức khỏe vòng 1 của mình. Giai đoạn này chất béo và các mô tại vú bắt đầu giảm kích thước và độ sung mãn. Từ 40 tuổi nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ sẽ tăng dần lên.

Bàng quang: Sau tuổi 65 bắt đầu, bàng quang giảm dần khả năng kiểm soát, thậm chí nước tiểu chưa đầy nhưng đã có sự co bóp đột ngột.

Phổi: Bắt đầu từ tuổi 20, các hoạt động của phổi bắt đầu chậm lại và giảm sút. Đến tuổi 40 có người sẽ gặp hiện tượng khó thở.

Cổ họng: Từ 65 tuổi trở đi, giọng sẽ bắt đầu khàn đục, các mô mềm trong cổ họng suy yếu ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh của giọng nói.

Mắt: Từ tuổi 40 trởi đi mắt bắt đầu quá trình lão hóa, cơ mắt yếu đi, thị lực giảm sút.

Tim: Từ tuổi 40 trở đi cơ thể sẽ càng lão hóa nhanh, khả năng bơm máu của tim sẽ bắt đầu giảm, nguy cơ xơ vữa động mành vành tăng cao.

Gan: Đây là cơ quan duy nhất trong cơ thể có thể thách thức được quá trình lão hóa của cơ thể bởi sau đến tuổi 70 các chức năng gan mới bị ảnh hưởng của quá trình lão hóa.

Thận: Từ 50 tuổi trở đi, lưu lượng máu qua thận và khả năng lọc thải chất độc qua thận giảm, đến tuổi 75 lượng máu lọc qua thận giảm sút một nửa so với tuổi 30.

Xương: Sau tuổi 35 bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề về xương như nguy cơ loãng xương, càng già kích thước của bộ xương sẽ giảm dần.

Tai: Sau 55 tuổi khả năng nghe sẽ kém dần và, tỷ lệ nghễnh ngãng và điếc cũng tăng dần.

Da: Từ 25 tuổi da bắt đầu giảm đàn hồi, tế bào da chết tăng trong khi tế bào da mới lại giảm, da nhăn và chảy xệ bắt đầu tăng dần theo thời gian.

MT (tổng hợp)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top