Biến thể Omicron xuất hiện do tỷ lệ tiêm chủng văcxin ngừa Covid-19 thấp

Biến thể mới Omicron có khả năng lây truyền cao hơn của vius SARS-CoV-2 là "hệ quả tự nhiên” ở những khu vực có tỷ lệ bao phủ văcxin ngừa Covid-19 thấp.
chich-ngua-o-chau-phi.jpg
Nhiều khu vực của châu Phi, cận Sahara thiếu hệ thống giám sát gene tốt và tỷ lệ bao phủ vắcxin ngừa Covid-19 vô cùng thấp là nguyên nhân  xuất hiện của biến thể mới của virus SARS-CoV-2.  Nguồn internet

Virus có nhiều khả năng đột biến ở những nơi ít tiêm phòng

Omicron có thể là hậu quả của một đợt bùng phát, có thể là ở một số khu vực của châu Phi, cận Sahara.

Nơi này thiếu hệ thống giám sát gene tốt và tỷ lệ bao phủ văcxin ngừa Covid-19 vô cùng thấp. Những quần thể này rất dễ bùng phát dịch bệnh.

Biến thể mới, được gọi là Omicron, lần đầu tiên được xác định ở Nam Phi, mặc dù không rõ nguồn gốc ban đầu của biến chúng.

Theo CNN, những gì các nhà khoa học biết về Omicron là virus có nhiều khả năng đột biến ở những nơi ít tiêm phòng và nguy cơ lây nhiễm cao.

Các biến thể mới của virus đã từng gây ra vấn đề trong quá khứ đều xuất hiện từ những nơi từng trải qua các đợt bùng phát lớn, không được kiểm soát, chẳng hạn như khi biến thể Alpha lần đầu tiên được phát hiện ở Anh vào tháng 12 năm ngoái hoặc biến thể Delta lần đầu tiên tìm thấy ở Ấn Độ vào tháng 2/2021.

Biến thể Omicron đã lan rộng khắp thế giới - tính đến Chủ nhật (28/11) đến nay, nó đã được phát hiện ở một số quốc gia bao gồm Nam Phi, Botswana, Úc, Anh, Đức, Ý và Bỉ.

anh-huong-omicron.jpg
Các biến thể mới xuất hiện từ các quốc gia nghèo nhất và giờ đây đe dọa lây truyền ra khắp thế giới ngay cả ở những người được tiêm chủng đầy đủ ở các quốc gia phát triển. Nguồn internet

Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhanh chóng đóng cửa biên giới đối với du khách đến từ các quốc gia châu Phi bao gồm Nam Phi, Botswana, Zimbabwe, Namibia, Lesotho, Eswatini, Mozambique và Malawi.

Cần đảm bảo công bằng hơn đối với văcxin

Tuy nhiên, các nhà khoa học và các chuyên gia y tế cộng đồng và những người ủng hộ đã cảnh báo rằng khoảng cách quá lớn giữa tỷ lệ tiêm chủng ở các nước phát triển và đang phát triển có thể là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện biến chủng mới của virus gây ra Covid-19.

Jeremy Farrar, Giám đốc Tổ chức nghiên cứu sức khỏe Wellcome Trust cho biết, biến thể mới cho thấy lý do tại sao thế giới cần đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng hơn đối với văcxin và các công cụ y tế công cộng khác.

Các biến thể mới là một lời nhắc nhở, nếu không hành động, đại dịch còn lâu mới kết thúc.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ 7,5% người dân ở các nước thu nhập thấp đã được tiêm ít nhất một liều văcxin ngừa Covid-19.

Trên 8 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi lệnh cấm du lịch liên quan đến biến thể Omicron, tỷ lệ dân số đã tiêm ít nhất một liều văcxin dao động từ 5,6% ở Malawi đến 37% ở Botswana.

Trong khi đó, 63,9% người dân ở các nước có thu nhập cao đã được tiêm ít nhất một mũi, theo WHO.

Có nhiều lý do tại sao một quốc gia có thể có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn, nhưng tình trạng thiếu hụt văcxin vẫn là một vấn đề lớn ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Nam Phi.

Tính đến tháng 10/2021, 537 triệu liều vắcxin ngừa Covid-19 đã được vận chuyển tới 144 quốc gia thông qua COVAX - chương trình chia sẻ văcxin toàn cầu của WHO. Tuy nhiên, chương trình chia sẻ này chỉ là một tỷ lệ nhỏ trong số 7,9 tỷ liều đã được sử dụng trên toàn cầu cho đến nay.

Mục tiêu của WHO là 40% dân số của tất cả các quốc gia được tiêm chủng vào cuối năm 2021 và 70% vào giữa năm tới dường như đã nằm ngoài khả năng, chỉ có hai quốc gia châu Phi - Maroc và Tunisia - hiện đang trong quá trình đạt được mục đích.

Trong trường hợp không có văcxin đồng loạt, Covid-19 không chỉ lây lan không giới hạn ở những người không được bảo vệ mà còn gây đột biến, với các biến thể mới xuất hiện từ các quốc gia nghèo nhất và giờ đây đe dọa lây truyền ra khắp thế giới ngay cả ở những người được tiêm chủng đầy đủ ở các quốc gia phát triển.

Theo Đời sống
back to top