Biên lợi nhuận doanh nghiệp xây dựng vẫn bị ảnh hưởng tiêu cực trong năm 2023

Nhận định về các doanh nghiệp ngành xây dựng trong những tháng còn lại của năm 2023, Chứng khoán BSC đưa ra khuyến nghị trung lập do biên lợi nhuận dự báo vẫn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực trong năm 2023.
Xây dựng dân dụng: Chờ đợi ảnh hưởng từ các chính sách hỗ trợ bất động sản
Số lượng dự án nhà ở, dự án bất động sản được cấp phép mới vẫn ở mức thấp là chỉ báo cho sự suy giảm về khối lượng thi công của các doanh nghiệp xây dựng dân dụng.
Theo Bộ xây dựng, trong Q1.2023, số lượng dự án được cấp phép mới đối với các loại hình bất động sản đều giảm so với cùng kỳ (chi tiết xem tại Báo cáo Q2.2023 ngành BĐS thương mại).
Sự giảm tốc trong việc cấp phép mới đến từ (1) Sự lo ngại trách nghiệm khi nhiều sai phạm về đất đai bị xử lý mạnh tay trong khi hệ thống văn bản pháp luật mới còn chưa được ban hành, (2) Thị trường bất động sản đang vào chu ky đóng băng do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt và sự khó khắn về dòng tiền của các chủ đầu tư.
Mặc dù chi phí giá nguyên vật liệu đã có xu hướng ổn định trong Q1.2023, biên lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng dự báo vẫn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực trong năm 2023 do (1) Áp lực từ trích lập dự phòng phải thu do nhiều chủ đầu tư gặp khó khăn về dòng tiền dẫn đến chậm tiến độ thanh toán cho nhà thầu và (2) Áp lực từ lãi vay trong bối cảnh lãi suất tăng cao và phần lớn các nhà thầu phải sử dụng nợ vay để tài trợ cho hoạt động thi công.
Bien loi nhuan doanh nghiep xay dung van bi anh huong tieu cuc trong 2023

Mức độ cạnh tranh của giữa các nhà thầu vốn đã rất gay gắt, giờ lại càng trở nên căm go hơn do (1) sự thiếu hụt về nhu cầu xây dựng, chủ đầu tư uy tín, đảm bảo về dòng tiền cũng như (2) áp lực kí kết hợp đồng mới để duy trì hoạt động.
Trong bối cảnh đó, một số doanh nghiệp xây dựng dân dụng đã chủ động chuyển hướng sang mảng xây dựng công nghiệp như CTD với dự án nhà máy LEGO trị giá 11,000 tỷ VNĐ; HBC với dự án nhà máy Want Want trị giá 1,450 tỷ VNĐ; VCG với dự án nhà máy Mappletree Logistics Park hay Ricons với nhà máy Foxconn Bắc Giang. BSC đánh giá cao CTD với nền tảng tài chính lành mạnh, lượng tiền dồi dào và danh mục dự án của các chủ đầu tư tốt kỳ vọng sẽ có sự phân hóa và tăng trưởng tốt hơn so với nhóm các doanh nghiệp còn lại.
Việc chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản kỳ vọng sẽ gián tiếp giảm thiểu khó khăn cho các nhà thầu do doanh nghiệp sẽ có khả năng thu hồi được công nợ từ chủ đầu tư.
Một số chính sách nổi bật được ban hành trong Q1.2023 bao gồm (1) Nghị định 08/2023/NĐ-CP về sửa đổi các Nghị định về giao dịch trái phiếu; (2) Quyết định số 313 và 574/QĐ-NHNN về hạ lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn; (3) Nghị định số 10/2023/NĐ-CP bổ sung các Nghị định hướng dẫn về Luật đất đai và (4) Thông tư số 02/2023/TT-NHNN về việc giãn nợ và cơ cấu nợ.
Xây dựng hạ tầng: Kỳ vọng vào sự tăng tốc của tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023 là 792,487 tỷ, tăng 22% so với cùng kỳ. Tính đến hết Q1.2023, số vốn được giải ngân là 73,192 tỷ (+18.94% yoy), hoàn thành 9.69% kế hoạch năm , do chịu ảnh hưởng của tết âm lịch và nhiều dự án mới chỉ khởi công từ đầu năm.
BSC kỳ vọng với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ cùng với các chính sách tháo gỡ vướng mắc về phát triển hạ tầng như (1) biến động giá, (2) thiếu nguồn cung vật liệu xây dựng, (3) khó khăn trong đền bù, giải phóng mặt bằng sẽ giúp cho tỷ lệ giải ngân đầu tư công trong năm 2023 đạt khoảng 80-90% kế hoạch đề ra, tăng 10-20% so với cùng kỳ, từ đó tạo ra lượng công việc dồi dào cho các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng.
Bien loi nhuan doanh nghiep xay dung van bi anh huong tieu cuc trong 2023-Hinh-2

Doanh thu Q1.2023 của hầu hết các doanh nghiệp xây dựng đều có sự tăng trưởng so với cùng kỳ trong khi LNST Q1.2023 có sự suy giảm do chi phí nguyên vật liệu và chi phí lãi vay tăng cao.

Về kế hoạch kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp xây dựng đều đặt kế hoạch tăng trưởng về doanh thu nhờ giá trị các hợp đồng chuyển tiếp từ năm 2022 và việc đẩy mạnh đầu tư công của chính phủ, trong khi thận trọng với kế hoạch LNST. Ngoại trừ CTD và C4G đang đưa ra kế hoạch LNST tăng trưởng nhờ mức nền thấp trong năm 2022, hầu hết các doanh nghiệp còn lại đưa ra mức tăng trưởng thấp và thậm chí giảm so với cùng kỳ.

Bien loi nhuan doanh nghiep xay dung van bi anh huong tieu cuc trong 2023-Hinh-3

BSC đưa ra khuyến nghị Trung lập đối với các nhóm ngành xây dựng trong năm 2023 do (1) Rủi ro về trích lập dự phòng và gánh nặng lãi vay vẫn còn hiện hữu, (2) Mức độ cạnh tranh giữa các nhà thầu xây dựng vốn đã gay gắt lại càng trở nên căm go hơn và (3) Việc ban hành các chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản cùng việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ cải thiện hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng.
Theo Đời sống
back to top