Biến chứng sau phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước

(khoahocdoisong.vn) - Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối có độ an toàn gần như tuyệt đối, nhưng cũng có thể xảy ra tai biến, biến chứng sau:

-Tràn dịch khớp gối: biểu hiện khớp gối nề, có thể căng, tức. Thông thường biểu hiện tràn dịch khớp gối sẽ giảm dần và trở về bình thường hoặc gần như bình thường sau 3-6 tuần.

- Nhiễm trùng: tuy rất hiếm gặp, nhưng là biến chứng để lại di chứng nặng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

+ Nhiễm trùng trong khớp: thường biểu hiện gối sưng, đau, nhức liên tục, có thể kèm theo sốt, thường xảy ra sớm, trong 1-3 tuần đầu sau mổ.

+ Nhiễm trùng tại sẹo mổ ở đầu trên cẳng chân hoặc đầu dưới đùi: có thể xảy ra sớm hoặc muộn, biểu hiện tại chỗ có thể sưng, nóng, đỏ, đau, hoặc chảy dịch (giống như mọc mụn, nhọt sau đó vỡ ra gây chảy dịch tại chỗ).

- Rối loạn cảm giác: cũng rất ít gặp, đa số có biểu hiện tê bì hoặc mất cảm giác ở vùng da mặt trước trong cẳng chân.

- Hạn chế gấp, duỗi gối: biểu hiện sau mổ 4-6 tuần bệnh nhân vẫn chưa gấp gối được quá 90 độ, hoặc duỗi hết gối. Thông thường do bệnh nhân không tuân thủ tốt quy trình luyện tập

- Lỏng khớp gối: có thể do chấn thương lại, hoặc không, làm cho bệnh nhân không hoạt động mạnh, chơi thể thao được.

- Đau khớp gối: có thể đau liên tục, hoặc đau khi vận động mạnh chơi thể thao. Nguyên nhân có thể do rách sụn chêm thứ phát, hoặc trên bệnh nhân đã có thoái hóa khớp gối trước mổ, hoặc biến chứng thoái hóa khớp sau mổ.

- Thoái hóa khớp: thông thường ở những bệnh nhân nữ, tuổi ngoài 40, hoặc những bệnh nhân đến mổ muộn, biểu hiện đau khớp gối, đau nhiều về đêm, tăng khi đi lại, X-quang khớp có hình ảnh gai (chồi) xương.

Khi gặp những biến chứng như trên, bệnh nhân cần đến khám hoặc xin tư vấn ngay, tốt nhất nên khám và tư vấn bởi phẫu thuật viên hoặc bác sĩ chuyên ngành, không tự ý điều trị hoặc khám nơi không chuyên ngành.

Như vậy, để đạt được kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước, cần sự cộng tác, chia sẻ của bệnh nhân, thông qua việc hiểu đượcmình bị bệnh gì, được điều trị ra sao, kết quả điều trị sẽ  thế nào và phải tuân thủ quy trình luyện tập.

BSCKII Phùng Văn Tuấn (Bệnh viện TƯQĐ 108)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top