Biến chủng mới của SARS-CoV-2 có thể gây chết chóc nhiều hơn

Các nhà khoa học Anh đưa ra cảnh báo về nguy cơ xuất hiện một biến chủng mới của SARS-CoV-2, có thể gây chết chóc nhiều hơn trong bối cảnh các nước chạy đua nới lỏng các biện pháp phòng dịch.

Omicron đang là chủng trội trên toàn thế giới với tốc độ lây lan nhanh, nhưng không gây nguy hiểm nhiều đến tính mạng của bệnh nhân như Delta. Nhưng với sự biến đổi khó lường của virus, một chủng mới có thể gây ra những triệu chứng khá, chúng có thể gây ra cái chết nhiều hơn hoặc gây hậu quả lâu dài hơn. David Nabarro, đặc phái viên về Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết.

virus-sars-cov-2-getty.jpg
Chuyên gia cho biết virus không biến đổi một cách tuyến tính như mọi người vẫn lầm tưởng 

Nhiều nhà khoa học thuộc  các trường đại học của Anh đã lên tiếng cảnh báo, quan niệm sai lầm cho rằng các biến chủng tương lai của SARS-CoV-2 ít nghiêm trọng hơn, điều này là cực kỳ nguy hiểm

Giáo sư Mark Woolhouse của Đại học Edinburgh (Anh) cảnh báo: "Biến chủng Omicron không bắt nguồn từ biến chủng Delta. Nó bắt nguồn từ một nhóm hoàn toàn khác của virus. Chúng ta không biết biến chủng mới sẽ bắt nguồn từ đâu, nên chúng ta không thể biết nó có thể gây bệnh như thế nào".

Trong khi đó mọi người thường cho rằng: “virus biến đổi tuyến tính từ Alpha đến Beta đến Delta đến Omicron. Nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Quan niệm các biến chủng ngày càng ít nghiêm trọng là hoàn toàn sai. Một biến chủng mới thậm chí có thể nguy hiểm hơn, chết chóc hơn Delta". Nhà dịch tễ học Lawrence Young của Đại học Warwick bình luận thêm.

Nabarro cho rằng đại dịch vẫn chưa thể kết thúc, mọi người vẫn nên tiếp tục tự bảo vệ mình, các chính phủ cũng cần có những kế hoạch cho nguy cơ xảy ra làn sóng lây nhiễm mới nếu số ca nhiễm bệnh và nhập viện tăng mạnh. “Nếu không làm điều này, chúng ta có thể đối mặt với những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng”.

Những cảnh báo trên được đưa ra giữa lúc các nước đang chạy đua nới lỏng hoặc dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng dịch. Trong tuần này, hàng loạt quốc gia châu Âu, trong đó có Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển đã dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch cuối cùng, tuyên bố Covid-19 không còn là mối đe dọa đáng kể đối với xã hội.

Tuy nhiên, WHO cho rằng còn quá sớm để dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng dịch, nhấn mạnh chưa nơi nào trên thế giới thoát đại dịch.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top