Bị loãng xương nên ăn uống thế nào?

Bị loãng xương nên ăn uống thế nào? Trong khẩu phần ăn có hai yếu tố dinh dưỡng quan trọng quyết định quá trình cốt hóa của hệ thống xương là canxi và vitamin D, nhưng thường không được cung cấp đầy đủ. Vì vậy, một chế độ ăn đa dạng, cân bằng là hết sức cần thiết.

Hỏi: Tôi 45 tuổi mà đã thấy xương cốt yếu. Cụ thể, chỉ cần ngồi xem phim hơi lâu chút là đau lưng, phải nằm thẳng, thư giãn cả tiếng mới hết. Đi du lịch ngồi máy bay lâu thì cả chân và tay đều mỏi. Tôi đã đi khám, bác sĩ nói bị loãng xương. Hiện nay tôi đang uống sữa bổ sung canxi nhưng ngoài sữa, còn thực phẩm gì tốt cho xương không ?

Trịnh Hoài Thu (Quận 1, TPHCM)

Bị loãng xương nên ăn uống thế nào?

Bs. Lê Thị Loan (Viện Dinh dưỡng) trả lời: Chế độ ăn là nguồn cung cấp cho cơ thể bạn các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo xương, duy trì và phục hồi cấu trúc và mật độ xương.

Vậy bị loãng xương nên ăn uống thế nào? Trong khẩu phần ăn có hai yếu tố dinh dưỡng quan trọng quyết định quá trình cốt hóa của hệ thống xương là canxi và vitamin D, nhưng thường không được cung cấp đầy đủ.

Vì vậy, một chế độ ăn đa dạng, cân bằng là hết sức cần thiết. Chế độ ăn giàu thực phẩm kiềm (rau, quả) sẽ tốt cho xương. Chế độ ăn cần có chất béo để tăng cường hấp thu vitamin D. Sử dụng canxi mà không có vitamin D thì không thể làm tăng mật độ xương.

Để đạt được những tiêu chí trên, năng lượng trong khẩu phần ăn cần cân đối giữa các chất sinh năng lượng (Protid:Lipid:Glucid =12-14%: 18-20% : 60-65%), đảm bảo cân đối giữa tỷ lệ protein động vật/protein thực vật, ở người lớn là 50/50, cân đối giữa tỷ lệ lipid thực vật/ lipid động vật,  nên là 50/50.

Trong đó acid béo no chỉ nên nhỏ hơn 10% năng lượng khẩu phần. Uống sữa bổ sung canxi là tốt nhưng cần ăn uống cân đối, năng tập thể dục, ra ngoài trời nắng trước 9 giờ để cơ thể hấp thu thêm vitamin D, phòng chống loãng xương.

PV (ghi)

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top