Bí kíp làm đẹp từ cây cứt lợn

(khoahocdoisong.vn) - Hoa cứt lợn, sở dĩ có tên gọi như vậy là vì cây có mùi hôi như cứt lợn, tên được lan truyền trong nhân dân đã từ nhiều đời nay. Dưới quan niệm của y học, cây còn có tên là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị.

Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc quanh năm, có nhiều lông mềm, cao chừng 50cm, lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2 - 6cm rộng 1 - 3cm. Mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới lá nhạt hơn. Hoa nhỏ có màu tím, xanh. Quả bé màu đen có 5 sống dọc. Người ta thu hái quanh năm, toàn bộ cây lá, rễ thân đều được sử dụng làm vị thuốc, có thể dùng cây tươi hoặc phơi khô hay sấy đều dùng được.

Qua nghiên cứu của các nhà khoa học, ta thấy trong cây có khoảng 2% tinh dầu, chỉ số axit 0,9 chỉ số este 11,2.  Trong hoa có 0,2% tinh dầu, có mùi khó chịu gây nôn. Trong tinh dầu hoa và lá đều có chất geratocromen, cadimen và một số thành phần khác. Trong tinh dầu có màu vàng nhạt và vàng nghệ, hơi sánh đặc, có mùi thơm dễ chịu.

Theo quan niệm của y học cổ truyền, cây hoa cứt lợn có vị cay, đắng, tính mát, đi vào hai kinh chính là thủ thái âm phế và thủ quyết âm tâm bào, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu thũng, trục ứ. Dùng chữa những bệnh cảm mạo phát sốt, các chứng bệnh viêm nhiễm, sưng, nóng, đỏ, đau, các u nhọt nóng trong người. Ngoài ra, còn có tác dụng chữa các bệnh sa tử cung và u tử cung. Đặc biệt nhất của cây hoa cứt lợn là chữa bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

Những bài thuốc đã được áp dụng trong dân gian có nguồn gốc từ cây hoa cứt lợn.

Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Bệnh nhân bị viêm xoang, mũi lúc nào cũng buồn và ngứa ngáy, hắt hơi liên hồi, có khi 5 - 7 cái, nước mũi trong veo cứ chảy ra thoải mái, còn viêm xoang cứ đau âm ỉ vùng mũi và trán. Nếu viêm xoang sàng còn đau lan cả lên đầu. Người mệt mỏi, thở khó, mũi cứ ngạt liên tục, rất khó chịu. Dùng cây tươi rửa sạch lượng tùy theo, đem giã nát vắt lấy nước tẩm vào tăm bông, nhét cả miếng bông tẩm thuốc vào lỗ mũi, ngày thay bông 2 lần, đặt liên tiếp hằng tuần.

Tai nhọt sưng đau: Những mụn nhọt mọc lên trên cơ thể, lúc đầu còn nhỏ, sau to dần sưng lên, sờ vào nóng, có màu đỏ, đi lại vận động khó khăn.

Lấy cả cây hoa cứt lợn rửa sạch giã nhỏ cho thêm vài hạt muối đắp vào chỗ có nhọt độc lấy băng buộc thuốc vào cho chặt. Làm ngày một lần, khi nào hết sưng thì dừng.

Phụ nữ rong huyết sau sinh: Sau sinh thường 1 tuần phụ nữ sẽ hết ra huyết, trường hợp bị rong có khi kéo dài hằng 3 - 4 tuần, cần dùng bài thuốc sau: Lấy 30 - 40g cây hoa cứt lợn tươi, rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt uống chia 3 lần trong ngày, bỏ bã, uống kiên trì sẽ hết rong.

Cảm mạo, sốt rét: Người bệnh hắt hơi, sổ mũi đau đầu, chóng mặt, người lạnh, lúc sốt lúc rét, mệt mỏi, ăn uống kém, chân tay rã rời. Dùng 20g cành và lá cây hoa cứt lợn đã khô sắc lên uống trong ngày, chia làm 2 lần.

Tác dụng làm đẹp cho chị em: Khi mái tóc bị khô, xơ, rụng và hay gãy, dùng cây hoa cứt lợn rửa sạch, liều lượng tùy, đun sôi để nguội, gội đầu hằng ngày sẽ được mái tóc đen dài mượt mà, thướt tha, óng ả. Không có tác dụng phụ, rất kinh tế lại thu được hiệu quả cao, làm đẹp cho mọi người.

BS Kim Lan (nguyên cán bộ Bệnh viện Châm cứu T.Ư)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top