Bí kíp giải tỏa trầm cảm ở bệnh nhân ung thư

Khi biết mình bị ung thư, nhiều bệnh nhân và người nhà rơi vào tình tạng trầm cảm. Nếu tinh thần sa sút trong thời gian dài người ta gọi là “trầm cảm nặng hay trầm cảm lâm sàng”.

BS Ngô Minh Phúc, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho biết, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, trầm cảm làm cho người bệnh khó duy trì sinh hoạt thường ngày và tuân thủ kế hoạch điều trị, vì vậy người nhà và gia đình cần nhận biết dấu hiệu trầm cảm của người bệnh. Ví dụ, người bệnh luôn trong tâm trạng buồn bã, tuyệt vọng hoặc cảm thấy “trống rỗng” suốt cả ngày, ngày này qua ngày khác; Mất hứng thú và niềm vui trong các hoạt động mà mình yêu thích trước đây; Thay đổi giấc ngủ, mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng hầu như hằng ngày; Tâm trạng thay đổi thất thường…

Để điều trị trầm cảm ở người bệnh ung thư có thể bao gồm việc tư vấn, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai và đôi khi là các phương pháp điều trị chuyên biệt khác. Các phương pháp điều trị này giúp cải thiện tình trạng trầm cảm, giảm đau đớn khó chịu và giúp người bệnh ung thư có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Nên khuyến khích người bệnh nói ra những cảm xúc và nỗi sợ hãi. Người nhà hay bác sĩ cần lắng nghe thấu đáo, không phán xét cảm xúc, không cố nói lý lúc họ đang sợ hãi. Nên lôi kéo người bệnh tham gia vào các hoạt động mà họ yêu thích để họ quên đi bệnh tật.

Có thể sử dụng nghiệm pháp tỉnh thức (mindfulness), cầu nguyện, thiền hoặc các hình thức hỗ trợ tinh thần khác. Người bệnh nên thử các bài tập hít thở sâu và thư giãn nhiều lần trong ngày, ví dụ nhắm mắt, hít sâu, tập trung vào từng bộ phận trên cơ thể và thư giãn, bắt đầu từ ngón chân và lên cao dần tới đầu. 

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top