Bí đao - thức ăn cho mùa nóng

(khoahocdoisong.vn) - Mùa hè thường xuyên ăn bí đao (bí đao) không chỉ có thể lợi tiểu, trừ thấp mà còn có thể khử nóng, giải phiền và chữa nhiều bệnh lý.

Theo Đông y, bí đao vị ngọt, tính hàn có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, tiêu đờm cắt ho, giảm béo, là thức ăn bổ cực tốt trong mùa nóng. Các nhà y học thời xưa thường dùng bí xanh để chữa các bệnh về da như chứng tàn nhang, chứng mề đay... và còn dùng bí đao chế thành thuốc làm đẹp bôi mặt.

Các nghiên cứu cho thấy, hàm lượng natri trong bí đao rất thấp nên có tác dụng trị liệu cho những người mắc các chứng bệnh: Xơ cứng động mạch, đái tháo đường, bệnh động mạch vành tim, viêm thận, phù thũng, bệnh cao huyết áp và béo phì. Bí đao còn có tác dụng giải độc từ các loại cá, tôm, rượu, làm giảm mỡ tích tụ trong cơ thể...

Phù nề toàn thân: Bí đao 500g, thịt muối 120g, nấu chín kỹ, mỗi ngày 4 lần ăn hết, trong vòng 1 - 2 ngày.

Phù do viêm thận: Bí đao 100g, cá chép 1 con (khoảng 400g). Bí đao để cả vỏ cắt miếng, cá chép đánh vẩy, bỏ ruột, rửa sạch. Bí đao thái miếng cho cùng với cá vào nồi, cho thêm vừa nước, nấu chín là ăn được, không cho thêm bất kỳ gia vị nào. Cách ngày ăn 1 lần.

Bệnh đái tháo đường: Bí xanh 1 quả, cắt phần cuống, bỏ hạt, cho thêm bột hoàng liên 30g, sau đó lấy phần cuống đã cắt ra đậy lại, dùng tăm tre ghim lại, cho lên lửa than hầm như lấy nước bí, mỗi ngày uống 3 lần.

Tâm phiền, miệng chát khát, tiểu tiện ngắn ít: Hạt bí đao 500g, sắc uống thay trà.

Cảm nóng, cảm nắng: Bí đao 500g gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch rồi thái miếng, cho vào máy ép lấy nước, hòa thêm một chút muối, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Ích tỳ, giải nhiệt tiêu độc, lợi niệu trừ phù. Dùng làm nước giải khát về mùa hè rất tốt, có tác dụng phòng chống cảm nắng, cảm nóng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy...

Lương y Hoài Vũ (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top