Bí ẩn khu rừng ngập mặn trong vùng nước ngọt

Cách biển gần 200km, rừng ngập mặn đỏ (Rhizophora mangle) phát triển mạnh trong các khu rừng nhiệt đới dọc theo sông San Pedro Mártir trên bán đảo Yucatán (Mêxico). Nhưng làm thế nào mà những loại cây thường mọc ở vùng nước mặn lại bị mắc kẹt trong đất liền?
rung-ngap-man.jpg

Các phân tích di truyền, khảo sát thảm thực vật và trầm tích cũng như mô phỏng sự thay đổi của mực nước biển cho thấy rừng ngập mặn đỏ là một phần của hệ sinh thái đã tồn tại hơn 100.000 năm.

Khi Trái Đất ấm lên trong thời kỳ xen kẽ cuối cùng, đạt đỉnh khoảng 130.000 năm trước, làm mực nước biển dâng cao hơn mực nước biển ngày nay khoảng 9m, các vùng đất thấp ngày nay là bán đảo Yucatán bị ngập lụt. Những tác động đó làm cho rừng ngập mặn bị di dời và bắt đầu phát triển trong đất liền như ngày nay.

Burelo, nhà sinh vật học tại Đại học Juárez Autónoma de Tabasco ở Villahermosa, Mexico, cho biết, khi Trái Đất lạnh trở lại, mực nước biển giảm xuống, cây cối đã bị bỏ lại xa bờ biển.

Đặc biệt, khả năng phục hồi đáng kinh ngạc của những loài cây này - mặc dù chúng thường thích nghi với nước biển, nhưng chúng vẫn sống sót trong đất liền suốt thời gian qua.

Để ước tính xem rừng ngập mặn có thể đã bị di dời từ đâu, nhóm nghiên cứu đã thu thập lá cây ở đó và từ các khu rừng ngập mặn khác dọc theo bờ biển Caribê và Vịnh Mexico, sau đó so sánh ADN của chúng. Công trình đó đã xác định chính xác nguồn gốc của rừng ngập mặn nội địa cách đó khoảng 170 km dọc theo Vịnh Mexico.

Bằng cách so sánh số lượng đột biến ADN quần thể thực vật trong đất liền với các rừng ngập mặn khác và bằng cách ước tính tuổi của cây qua lõi cây, các nhà nghiên cứu có thể suy ra rằng rừng ngập mặn San Pedro đã bị cô lập trong 120.000 năm. Nước giàu canxi và lòng sông ở San Pedro đã thúc đẩy sự tồn tại của những khu rừng ngập mặn đỏ này trong những năm qua.

Qua những phát hiện về hệ thực vật, trầm tích đại dương, cùng với những mô phỏng mực nước biển trong quá khứ, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng tại một thời điểm nào đó trong thời kỳ xen kẽ cuối cùng, đại dương phải hợp nhất với lưu vực hạ lưu sông San Pedro, đẩy rừng ngập mặn đỏ và các loài ven biển khác vào đất liền.

Theo sciencenews
back to top