Bí ẩn “Hồ tử thần” khiến hơn 1.700 người tử vong chỉ sau một đêm
Tâm Anh (theo Atlasobscura)
Thoạt nhìn, hồ Nyos ở Cameroon rất đỗi bình yên giống như nhiều hồ nước khác. Thế nhưng, trên thực tế, đây là một "hồ tử thần". Vào năm 1986, hồ nước này đã khiến hơn 1.700 người tử vong chỉ sau một đêm.
chia sẻ
"Hồ tử thần" Nyos được hình thành trên đỉnh miệng núi lửa ở phía tây bắc Cameroon. Mặt hồ yên ả cùng quanh cảnh thiên nhiên hùng vĩ xung quanh khiến nhiều người cho rằng nơi đây giống như nhiều hồ nước khác trên thế giới.
Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn khác. Đằng sau vẻ đẹp tưởng chừng rất đỗi bình yên đó là một sự thật đáng sợ về sự nguy hiểm của hồ Nyos. Trong quá khứ, hồ Nyos từng xảy ra một thảm họa tồi tệ vào ngày 21/8/1986.
Vào ngày hôm đó, hồ Nyos đột ngột thải ra lượng lớn khí CO2 độc hại và hình thành nên những đám mây nguy hiểm mà không có bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào. Những đám mây này nhanh chóng lan rộng ra khắp các vùng nông thôn gần đó với tốc độ khoảng 100 km/h.
Hậu quả là 1.746 người thiệt mạng và hơn 3.500 gia súc chết chỉ trong thời gian rất ngắn. Những ngôi làng gần hồ Nyos chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Sau khi thảm kịch tồi tệ này xảy ra, các chuyên gia đã thực hiện cuộc điều tra nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân vụ việc. Nhờ đó, họ phát hiện sự thật rùng rợn.
Bên dưới đáy "hồ tử thần" Nyos chứa lượng khổng lồ khí CO2. Điều này xuất phát từ việc hồ được hình thành trên "đường núi lửa Cameroon". Con đường này được tạo thành từ một chuỗi núi lửa, kéo dài khoảng 1.600 km, trải dọc theo khu vực biên giới phía đông Nigeria và vùng Ambazonie của Cameroon.
Một số chuyên gia cho rằng, "đường núi lửa Cameroon" có thể đã hình thành từ 150 triệu năm trước, khi châu Phi bị tách khỏi Nam Mỹ.
Bình thường, khí CO2 bên dưới đáy hồ Nyos không thoát ra bên ngoài. Thế nhưng, vào ngày 21/8/1986, một vụ sạt lở đất đã xảy ra. Kéo theo đó là một cơn sóng thần cao tới 25m xuất hiện ở hồ Nyos. Tiếp đến, khí CO2 từ dưới đáy hồ bốc lên cao và lan rộng ra khu vực xung quanh.
Lượng khí CO2 khổng lồ thoát ra từ đáy hồ Nyos đã khiến hơn 1.700 người thiệt mạng. Nhiều nạn nhân tử vong khi đang nằm ngủ trong nhà.
Để ngăn chặn thảm họa tương tự xảy ra trong tương lai, các nhà khoa học đã lắp đặt đường ống xuống đáy hồ Nyos. Đường ống này có tác dụng giải phóng khí CO2 khỏi hồ.
Mời độc giả xem video: Bến Tre xây hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây. Nguồn: THĐT1.
Cùng Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) vừa được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Nơi đây không chỉ sở hữu những bãi tắm đẹp, mà còn cảnh quan thiên nhiên phong phú.
Một số nhiếp ảnh gia quốc tế đã đến Việt Nam và ấn tượng trước vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây đã 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Nằm ở phía Tây tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội khoảng 300km. Mù Cang Chải được ví như dải vân tay của trời với những thuở ruộng bậc thang mang vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ lòng người.
Mùa thu là thời điểm tuyệt vời để khám phá Tây Nguyên. Trải nghiệm camping, ngắm cảnh đại ngàn hùng vĩ của vùng đất đỏ sẽ khiến du khách có những kỷ niệm không thể nào quên.
Những loài vật này cho thấy sự thích nghi và sự thay đổi môi trường sống của động vật khi chúng được đưa vào môi trường mới hoặc thoát ra khỏi sự kiểm soát của con người.
Căn nhà của danh hài Xuân Hinh ở ngoại thành Hà Nội xây toàn bộ bằng gạch đỏ, mang nét cổ kính, Trong khuôn viên nhà có khu vườn xanh mướt, ao cá...phong cảnh rất hữu tình.
Cầu Ông Cọp Phú Yên hiện đang giữ kỷ lục là cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam. Cầu dài khoảng 800 m, rộng gần 2 m (nơi rộng nhất khoảng 2,3 m) và trụ cao 8-10 m.