Bí ẩn chưa lời giải về cánh đồng có hàng nghìn chiếc chum đá cổ

Cánh đồng chum là một khu khảo cổ học bí ẩn ở Lào, với hàng nghìn chiếc chum đá nằm rải rác khắp các thung lũng và chân đồi.

Cánh đồng chum tại tỉnh Xieng Khouang là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Lào. Những chiếc chum đá ở đây thường được sắp xếp thành cụm với số lượng tới vài trăm chiếc.

Cánh đồng chum tại tỉnh Xieng Khouang là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Lào. Những chiếc chum đá ở đây thường được sắp xếp thành cụm với số lượng tới vài trăm chiếc.

Ai đặt những chiếc chum tại đó và nhằm mục đích gì vẫn còn là điều bí ẩn. Cho đến nay, 90 cụm chum đá đã được phát hiện tại tại tỉnh Xieng Khouang, với mỗi khu có từ 1 đến 400 chiếc chum đá.

Ai đặt những chiếc chum tại đó và nhằm mục đích gì vẫn còn là điều bí ẩn. Cho đến nay, 90 cụm chum đá đã được phát hiện tại tại tỉnh Xieng Khouang, với mỗi khu có từ 1 đến 400 chiếc chum đá.

Mặc dù vậy, các chum đa dạng về chiều cao và đường kính từ 1m đến 3m. Tất cả chúng đều có chất liệu từ đá.

Mặc dù vậy, các chum đa dạng về chiều cao và đường kính từ 1m đến 3m. Tất cả chúng đều có chất liệu từ đá.

Chum có hình trụ với đáy luôn rộng hơn miệng. Niên đại của chúng được xác định có từ thời Đồ sắt (năm 500 trước công nguyên tới năm 500 sau công nguyên).

Chum có hình trụ với đáy luôn rộng hơn miệng. Niên đại của chúng được xác định có từ thời Đồ sắt (năm 500 trước công nguyên tới năm 500 sau công nguyên).

Từ kích cỡ của chum và các hài cốt được tìm thấy bên cạnh, một số nhà khảo cổ tin rằng cánh đồng chum là các nghĩa địa của một nền văn minh cổ đại, hình thành dọc tuyến thương mại giữa sông Mê Kông và Vịnh Bắc Bộ.

Từ kích cỡ của chum và các hài cốt được tìm thấy bên cạnh, một số nhà khảo cổ tin rằng cánh đồng chum là các nghĩa địa của một nền văn minh cổ đại, hình thành dọc tuyến thương mại giữa sông Mê Kông và Vịnh Bắc Bộ.

Những chiếc chum nằm thành cụm trên sườn thấp của các ngọn đồi bao quanh thảo nguyên và thung lũng ở tỉnh Xieng Khouang. Nhiều bãi khai thác đá cũng được phát hiện gần các cụm chum này.

Những chiếc chum nằm thành cụm trên sườn thấp của các ngọn đồi bao quanh thảo nguyên và thung lũng ở tỉnh Xieng Khouang. Nhiều bãi khai thác đá cũng được phát hiện gần các cụm chum này.

Các nhà khảo cổ học đã xác định 5 loại đá được sử dụng để làm chum bao gồm: đá sa thạch, đá cuội, granite, đá vôi và đá dăm.

Các nhà khảo cổ học đã xác định 5 loại đá được sử dụng để làm chum bao gồm: đá sa thạch, đá cuội, granite, đá vôi và đá dăm.

Một số chuyên gia tin rằng, những chiếc chum được sử dụng như dụng cụ chưng cất trong thời kỳ đầu của lễ tang. Xác của người chết được đặt vào trong chum và để phân hủy trước khi được chuyển đi hỏa thiêu hay địa điểm thứ hai.

Một số chuyên gia tin rằng, những chiếc chum được sử dụng như dụng cụ chưng cất trong thời kỳ đầu của lễ tang. Xác của người chết được đặt vào trong chum và để phân hủy trước khi được chuyển đi hỏa thiêu hay địa điểm thứ hai.

Giả thuyết này trùng với nghi thức an táng truyền thống được sử dụng cho các thành viên hoàng gia ở khu vực Đông Nam Á. Thi thể của các thành viên hoàng gia Thái Lan thường được lưu giữ nhiều tháng trước khi hỏa táng.

Giả thuyết này trùng với nghi thức an táng truyền thống được sử dụng cho các thành viên hoàng gia ở khu vực Đông Nam Á. Thi thể của các thành viên hoàng gia Thái Lan thường được lưu giữ nhiều tháng trước khi hỏa táng.

Mặc dù vậy, người dân địa phương có những giả thuyết khác về sự bí ẩn của cánh đồng chum. Phần lớn mọi người cho biết, chum đá được sử dụng để chưng cất rượu phục vụ cho lễ ăn mừng chiến thắng trước các kẻ thù.

Mặc dù vậy, người dân địa phương có những giả thuyết khác về sự bí ẩn của cánh đồng chum. Phần lớn mọi người cho biết, chum đá được sử dụng để chưng cất rượu phục vụ cho lễ ăn mừng chiến thắng trước các kẻ thù.

Vào đầu những năm 1930, một chuyên gia từ Pháp kết luận rằng chum đá liên quan tới nghi thức an táng thời tiền sử. Các khai quật của các nhà khảo cổ học Lào và Nhật Bản cũng tìm thấy hài cốt người và đồ sứ quanh chum đá.

Vào đầu những năm 1930, một chuyên gia từ Pháp kết luận rằng chum đá liên quan tới nghi thức an táng thời tiền sử. Các khai quật của các nhà khảo cổ học Lào và Nhật Bản cũng tìm thấy hài cốt người và đồ sứ quanh chum đá.

Hiện tại, chính phủ Lào đang đệ trình hồ sơ lên UNESCO, đề nghị công nhận Cánh đồng chum là Di sản thế giới.

Hiện tại, chính phủ Lào đang đệ trình hồ sơ lên UNESCO, đề nghị công nhận Cánh đồng chum là Di sản thế giới.

Theo Huy Phong

Dân Việt

Theo Đời sống
back to top