Bệnh viện T.Ư Huế: Điều trị bệnh nhân Covid-19 bằng công nghệ plasma lạnh

Trung tâm ICU người bệnh Covid-19, Bệnh viện T.Ư Huế tại TPHCM, đã  ứng dụng công nghệ plasma lạnh trong điều trị hỗ trợ các sang thương phần mềm, các bệnh ngoài da ở bệnh nhân Covid-19 nặng có kèm theo các bệnh nền đã đem lại hiệu quả cao trong điều trị, giảm được biến chứng nhiễm trùng, nhằm góp phần giảm thiểu tiến triển nặng của bệnh và giảm tỷ lệ tử vong.

Công nghệ tiên tiến đã được cấp phép của Bộ Y tế

Công nghệ plasma lạnh đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện trong điều trị vết thương cả trên thế giới lẫn Việt Nam. Tuy nhiên, việc đưa công nghệ này vào điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 nặng là một bước đi tiên phong của tập thể ban lãnh đạo Bệnh viện T.Ư Huế, đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

TS.BS Nguyễn Thanh Xuân, Phó Giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế, Phó Giám đốc Trung tâm ICU người bệnh Covid-19 Bệnh viện T.Ư Huế tại TPHCM cho biết, plasma lạnh là công nghệ mới được nhiều nước quan tâm nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều chuyên ngành y khoa: Điều trị vết thương, nha khoa, da liễu, cầm máu... Nơi phát triển mạnh nhất có thể kể đến như Đức với nhiều thương hiệu máy phát tia plasma lạnh, ngoài ra còn Hoa Kỳ, Israel, Nga, Nhật Bản… cũng giới thiệu các sản phẩm ứng dụng cho y tế và đem về nhiều thành công, đã có báo cáo đánh giá rộng rãi trên các tạp chí khoa học về y khoa uy tín.

TS.BS Nguyễn Thanh Xuân (bên phải).

Bệnh viện T.Ư Huế đã và đang tiến hành điều trị hỗ trợ chiếu tia plasma lạnh cho những bệnh nhân có vết thương khó lành, vết thương nhiễm trùng, vết mổ, bỏng... Kỹ thuật điều trị bằng plasma lạnh đã được Cục Khám chữa bệnh ban hành cho hầu hết vết thương hở nên việc đưa kỹ thuật này vào điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 là hoàn toàn có cơ sở và khả thi.

Quá trình điều trị đã cho thấy những dấu hiệu tích cực khi hầu hết các bệnh nhân có tổn thương da và phần mềm đều có thể áp dụng công nghệ này. Ngoại trừ bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, rối loạn đông máu nặng, đang điều trị ECMO không thể can thiệp chiếu tia plasma lạnh, ngoài ra công nghệ này hầu như không xảy ra tác dụng phụ ngoài mong muốn.

Thời gian hồi phục vết thương nhanh hơn 50% so với không điều trị

Theo TS.BS Nguyễn Thanh Xuân, Trung tâm ICU người bệnh Covid-19 Bệnh viện T.Ư Huế tại TPHCM được thành lập từ tháng 8/2021 cho đến nay đã điều trị và tiếp nhận hơn 1.800 bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng từ các tuyến trong thành phố chuyển đến, đã thực hiện hơn 95.500 các loại phẫu thuật và thủ thuật, triển khai hầu hết các kỹ thuật cao cấp trong điều trị như ECMO, lọc máu liên tục, chạy thận nhân tạo… đã cứu sống rất nhiều bệnh nhân nặng và nguy kịch. Đặc biệt, tại Trung tâm ICU đã đưa ứng dụng công nghệ plasma lạnh trong điều trị hỗ trợ các sang thương phần mềm cho bệnh nhân.

Bác sĩ Bệnh viện T.Ư Huế tiế hành chiếu plasma lạnh điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

TS.BS Nguyễn Thanh Xuân cho biết, Trung tâm đã nghiên cứu và theo dõi sát sao việc ứng dụng kỹ thuật điều trị này đối với vết thương của bệnh nhân Covid-19, kết quả cho thấy plasma lạnh hỗ trợ tốt cho quá trình liền thương và công trình sẽ được đăng trên các tạp chí chuyên ngành y khoa.

Thực tế cho thấy, bệnh nhân có thời gian hồi phục vết thương nhanh hơn 50% so với không điều trị bằng plasma lạnh. vết thương biểu mô hóa hoàn toàn, không để lại biến chứng.

Đây có thể coi là một công nghệ sáng tạo của người Việt rất nên tiếp tục phát triển do có hiệu quả cao cả về mặt lâm sàng cũng như tiết giảm một phần chi phí cũng như thời gian nằm bệnh của bệnh nhân.

Trong vật lý, plasma được coi là trạng thái thứ tư của vật chất bên cạnh các trạng thái rắn, lỏng và khí được mô tả đầu tiên vào năm 1879 bởi nhà hóa học và vật lý người Anh William Crookes.

Dựa vào nhiệt độ tạo thành, người ta chia plasma thành plasma nóng và plasma lạnh. Nhờ vào hiệu quả diệt khuẩn cao, plasma nóng được sử dụng để khử trùng thiết bị y tế và bao bì của thực phẩm. Plasma lạnh không làm tổn thương các mô khỏe mạnh xung quanh, nhưng tạo nhiều phản ứng khác nhau trong mô, được biết đến hơn 10 năm nay bởi các giáo sư của Viện Plasma Drexel thuộc Đại học Drexel, đây là một chuyên ngành rất mới và phát triển rất nhanh của khoa học và công nghệ hiện đại

Ứng dụng plasma lạnh trong y tế được coi là một kỹ thuật đột phá trong điều trị các vết thương mạn tính và nhiễm trùng da.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top