Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cắt khối u sợi thần kinh nặng 19kg

(khoahocdoisong.vn) - Trước khi mổ, các bác sĩ Khoa Chẩn đoán Hình ảnh đã cùng Khoa Phỏng - Phẫu thuật Tạo hình, thực hiện tắc mạch giúp kiểm soát lượng máu nuôi u sợi thần kinh. Phẫu thuật cắt bướu dễ dàng hơn, các bác sĩ còn bảo vệ được chân cho bệnh nhân.  

Theo TS.BS Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng - Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, bệnh nhân Lê Thị M.T. (sinh năm 1984, Bàu Bàng, Bình Dương) khi nhập viện đã được chẩn đoán bị u sợi thần kinh.

Khối u đã có mười mấy năm, khoảng 1 năm nay khối này lớn nhanh hơn. Kết quả giải phẫu bệnh cũng cho chẩn đoán xác định là u sợi thần kinh.

Khối u sợi thần kinh ôm trọn chân phải của bệnh nhân.

Khối u sợi thần kinh ôm trọn chân phải của bệnh nhân. 

“Chúng tôi đã tiến hành tắc mạch trước khi mổ 2 ngày. Không tắc mạch quá sớm vì có thể khiến khối u hoại tử, gây nhiễm trùng cho bệnh nhân, còn tắc quá muộn thì không cầm được máu. Trong phẫu thuật, chúng tôi đã giữ lại một phần da ngoài, cắt bỏ triệt để khối bướu và giúp bảo tồn chân cho bệnh nhân. Dù rằng khối bướu lớn, nặng 19kg, ăn lan rộng, ôm trọn cả chân phải”, TS.BS Ngô Đức Hiệp cho biết.

Khối u nhiều mạch máu rất to, hình thành những xoang hoặc hố máu nên một trong những khó khăn nhất của ca phẫu thuật cắt u sợi thần kinh là cầm máu cực kỳ khó.

BSCKII Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn, Phó khoa Chẩn đoán Hình ảnh cho biết: “Khối u bướu này từ vùng bẹn thòng xuống đùi, dài 70cm, rộng 40cm, ôm trọn đùi và chân bên phải của bệnh nhân. U sợi thần kinh được cấp máu bởi nhiều mạch máu tăng sinh có kích thước lớn. Nếu không tắc mạch, cuộc mổ dễ bị chảy máu, kiểm soát và cầm máu rất khó khăn”.

Theo BSCKII Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn, kỹ thuật chụp MRI mạch máu đã giúp ê kip đánh giá đánh giá mạch máu trước khi can thiệp, định hướng và chọn lọc đúng mạch máu tối ưu nhất để thực hiện chụp mạch máu xóa nền DSA và can thiệp bơm tắc hai nhánh chính động mạch chậu trong phải và động mạch đùi sau bên phải. Sau khi tắc mạch, lượng máu cung cấp tới khối bướu giảm tới 50%.

Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM đã phối hợp vừa tắc mạch vừa phẫu thuật để cắt bỏ triệt để khối u và vẫn giữ được chân cho bệnh nhân.

Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM đã phối hợp vừa tắc mạch vừa phẫu thuật để cắt bỏ triệt để khối u và vẫn giữ được chân cho bệnh nhân. 

Ca phẫu thuật kéo dài khoảng 4 giờ đồng hồ, truyền 4 đơn vị máu, kết quả sau mổ hiện khoẻ mạnh hoàn toàn, dự kiến ngày mai cho ra viện. Theo vị bác sĩ này, nếu là u lành, với phẫu thuật triệt để như vậy, thời gian tái phát sau mổ thường kéo dài đến 10 năm.

Đây là một u sợi thần kinh có tính di truyền.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top