Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM: Bệnh nhân 106 tuổi được thay khớp cổ xương đùi

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM đã phối hợp đa chuyên khoa tiến hành phẫu thuật thay khớp cổ xương đùi thành công cho 1 trường hợp lớn tuổi - bệnh nhân N.T.K. (106 tuổi). Đây là bệnh nhân lớn tuổi nhất được thay khớp cổ xương đùi tại Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM.

Theo BSCKI Trần Phước Bình, Khoa Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, bệnh nhân bị trượt chân té trong nhà nên gãy vùng cổ xương đùi chân bên trái.

BSCKI Trần Phước Bình, Khoa Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cho biết, bệnh nhân bị trượt chân té trong nhà nên gãy vùng cổ xương đùi chân bên trái.

BSCKI Trần Phước Bình, Khoa Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cho biết, bệnh nhân bị trượt chân té trong nhà nên gãy vùng cổ xương đùi chân bên trái.

“Khi tiếp nhận, bệnh nhân có thể trạng hơi suy kiệt, kèm theo bệnh lý nền ở tim mạch và phổi là tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim và tổn thương xơ phổi ở người lớn tuổi. Bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi, một loại gãy cổ xương đùi điển hình ở người lớn tuổi. Bệnh nhân sinh hoạt, đi lại sẽ gặp nhiều khó khăn, phải nằm im tại chỗ và rất đau”, BSCKI Trần Phước Bình cho biết thêm.

Bệnh nhân đã được điều trị tích cực các chuyên khoa nội tim mạch, nội hô hấp và chấn thương chỉnh hình, giúp nâng cao tổng trạng, điều trị đau, bất động xương gãy.

Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM sau khi hội chẩn và trao đổi với người nhà đã quyết định phẫu thuật thay khớp cổ xương đùi. TS.BS Lê Văn Tuấn, Trưởng khoa Chấn thương - Chỉnh hình cho hay, với ê kíp mổ phối hợp với gây mê hồi sức, hồi sức tích cực… đã tiến hành thay khớp háng nhân tạo trên bệnh nhân bị gãy cổ xương đùi bên trái.

Sau mổ 10 ngày, bệnh nhân đã ổn định, ăn uống được. Bệnh nhân đã tự ngồi lên được và với sự hỗ trợ của người nhà, bệnh nhân có thể đứng được. Các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM hiện đang hướng dẫn bệnh nhân tập vật lý trị liệu, đứng và đi được bằng khung hỗ trợ.

Bệnh nhân 106 tuổi đã tự ngồi lên được và với sự hỗ trợ của người nhà, bệnh nhân có thể đứng được sau khi thay khớp háng nhân tạo.

Bệnh nhân 106 tuổi đã tự ngồi lên được và với sự hỗ trợ của người nhà, bệnh nhân có thể đứng được sau khi thay khớp háng nhân tạo. 

Đối với những bệnh nhân 60 - 70 tuổi bị gãy xương, tổng trạng còn tương đối tốt, ca phẫu thuật thay khớp có thể được tiến hành ngay và có thể thay khớp háng nhân tạo bán phần. Đây cũng là một đại phẫu nhưng thực hiện tương đối nhanh, từ 30 - 45 phút, giải quyết vấn đề đau, xoay trở, đứng lên và đi lại. Hoặc, trước đây, bệnh nhân bị gãy xương còn có thể được phẫu thuật kết hợp xương hoặc xuyên đinh kéo tạ liên tục để lành xương… Đợt điều trị sẽ kéo dài, bệnh nhân rất đau và khó chịu.

Hiện nay, với nhiều tiến bộ trong chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, những phương pháp mới như thay khớp háng nhân tạo đã giúp bệnh nhân hồi phục sớm, đặc biệt là những bệnh nhân lớn tuổi.

Bệnh nhân càng lớn tuổi, theo BSCKI Trần Phước Bình, càng kèm theo nhiều bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim, xơ phổi, dinh dưỡng… Té gãy xương là một cái stress rất lớn đối với bệnh nhân, càng làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe.

Theo Đời sống
back to top