Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm?

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh tay chân miệng có thể lây qua trực tiếp qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung hay tiếp xúc với dịch của trẻ mắc bệnh.

Hỏi: Bé nhà em đi mẫu giáo rất ngoan nhưng hôm vừa rồi về nhà thì thấy cháu sốt, quấy khóc, ở mông và đầu gối có nhiều nốt phỏng. Em cho cháu đi khám, bác sĩ nói, cháu mắc bệnh tay chân miệng. Không biết có phải do cháu nghịch bẩn nên mắc bệnh? Bệnh này có nguy hiểm không?

Nguyễn Thị Lài (Hải Dương)

PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, bệnh tay chân miệng có thể lây qua trực tiếp qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung hay tiếp xúc với dịch của trẻ mắc bệnh. Các cháu nhỏ đi mẫu giáo có thể lây bệnh gián tiếp qua bàn tay hoặc vật dụng nhiễm virus. Trong lớp nếu có 1 trẻ bị bệnh là những trẻ xung quanh có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào.

Khi trẻ có những dấu hiệu của tay chân miệng như có vết loét đỏ hay tổn thương dạng phỏng nước...cần phải cách ly trẻ để không lây lan sang người khác. Cháu bé đã đi khám thì nên dùng thuốc uống và bôi theo đơn của bác sĩ, điều quan trọng là phải cách ly cháu ít nhất 10 ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Hiện nay bệnh tay chân miệng chưa có thuốc chủng ngừa hay thuốc đặc trị nên điều cần làm nhất là thực hiện tốt công tác phòng bệnh, giúp ngăn ngừa lây lan. Khi chăm sóc con, cha mẹ phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là thời điểm trước khi chế biến thức ăn cho trẻ và sau khi đi vệ sinh, thay quần áo cho trẻ. Cha mẹ nên cho cháu ăn chín uống sôi, thường xuyên lau rửa đồ chơi, dụng cụ tiếp xúc như tay nắm cửa, cầu thang, sàn nhà...Vệ sinh sạch sẽ, dinh dưỡng đầy đủ kết hợp dùng thuốc theo đơn bệnh sẽ mau khỏi.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top