Bệnh nhân suýt chết vì mắc phải căn bệnh hiếm gặp

Ngày 11-2, tin từ BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết đã điều trị thành công cho một bệnh nhân mắc căn bệnh hiếm gặp rò thực quản – phế quản.

  Hình ảnh trước và sau khi đặt stent thực quản cho bệnh nhân B. Ảnh: PHƯƠNG CHI  Hình ảnh trước và sau khi đặt stent thực quản cho bệnh nhân B. Ảnh: PHƯƠNG CHI

 Qua thăm khám, làm các xét nghiệm cận lâm sàng và chụp MSCT ngực, các bác sĩ phát hiện một lỗ rò thực quản – phế quản gốc trái. Lỗ dò khiến thức ăn từ thực quản lạc qua phế quản đi xuống phổi, gây ho và viêm phổi. Ngày 7-2 , bệnh nhân B đã được ê-kíp Khoa Tiêu Hóa của BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long tiến hành đặt stent thực quản giúp làm thông chỗ hẹp và bịt kín lỗ dò kết hợp điều trị kháng sinh. Sau ca đặt stent kéo dài chỉ 20 phút, hiện tại bệnh nhân B. đã ăn uống bình thường, hết ho, sặc. Sau vài ngày theo dõi sức khỏe, bệnh nhân B. vừa xuất viện về quê ăn Tết.

BS.CKI Phạm Hữu Dũng – Phó Khoa Tiêu hóa phụ trách nội soi, BVĐK Hoàn Mỹ Cửu Long – cho biết đây là căn bệnh hiếm gặp. Nếu không phát hiện, bệnh có thể gây suy hô hấp, viêm phổi dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân dò thực quản – phế quản có thể do ung thư thực quản, phế quản, chấn thương do dị vật hoặc do viêm nhiễm.

Để điều trị có thể mổ hở hoặc đặt stent. So với mổ hở, phương pháp đặt stent nhẹ nhàng, an toàn, ít biến chứng, bệnh nhân có thể ăn uống sớm, thời gian nằm viện ngắn, tiết kiệm được thời gian và chi phí điều trị.

Theo Người Lao động

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top