Bệnh nhân số 17 nên trung thực tự hỏi vì sao mình bị “ném đá tập thể”?

(khoahocdoisong.vn) - Theo TS Nguyễn Văn Đáng, nhà nghiên cứu Quản trị công và Chính sách, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, việc bệnh nhân số 17 bị nhiều người chỉ trích là bởi sự không trung thực, thiếu trách nhiệm dẫn đến sự lây lan Covid-19.

Lý giải của bệnh nhân Covid-19 số 17 thể hiện sự hời hợt

Mới đây, hai chị em bệnh nhân Covid-19 số 17 lại một lần nữa làm cộng đồng mạng “dậy sóng” khi lên tờ The New Yorker (Mỹ) trả lời về việc đã từng bị cộng đồng mạng tấn công vì bị coi là nguyên nhân lây lan dịch Covid-19, trong giai đoạn bệnh nhân điều trị ở Việt Nam. Ông có suy nghĩ gì về việc này?

Bệnh nhân số 17 bị cộng đồng mạng tấn công bằng ngôn từ là có thật, nhưng việc cho rằng mình ở tầng lớp trên nên bị cộng đồng soi mói là cách lý giải rất hời hợt. Thực tế, bệnh nhân số 17 bị xã hội lên án, chỉ trích trước hết là bởi cô ấy đã không kê khai hết thông tin lịch trình của mình, chứ không phải người ta muốn soi mói chuyện đời tư, hay vì cô ấy nổi tiếng hay giàu có.

TS Nguyễn Văn Đáng, nhà nghiên cứu Quản trị công và Chính sách, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

TS Nguyễn Văn Đáng, nhà nghiên cứu Quản trị công và Chính sách, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Thời điểm đó, cả nước đã tốn nhiều công sức, tiền của, cùng nỗ lực hết mình để chống dịch và đã đạt được nhiều thành công. Thế nhưng, bệnh nhân số 17 lại thiếu trung thực, gây lan nhiễm Covid-19, đe dọa đến lợi ích của cộng đồng. Cho nên, việc mọi người phản ứng gay gắt là dễ hiểu, cả về tâm lý cũng như logic hành vi. Tất nhiên, khi đám đông phản ứng thì thường có những biểu hiện thái quá, chẳng hạn như soi mói chuyện đời tư hay bịa đặt thêm tình tiết...

Bài báo của The New Yorker chỉ tiếp cận trường hợp bệnh nhân số 17 từ góc độ bảo vệ sự riêng tư cá nhân. Vì thế, họ chỉ tập trung vào những sự bới móc thông tin và chỉ trích của cộng đồng. Họ không đặt sự chỉ trích trong quan hệ với nguyên nhân sâu xa của nó. Nội dung bài báo cho thấy lăng kính của một nhà báo phương Tây theo thiên hướng tự do, chứ không đặt mình vào bối cảnh cụ thể của Việt Nam khi đó để hiểu đúng bản chất vấn đề mà họ quan tâm.

Ông đánh giá như thế nào về việc bài báo của The New Yorker (Mỹ) đã chỉ đề cập, câu chuyện của bệnh nhân 17 ở góc độ cô ấy là nạn nhân của sự chỉ trích cộng đồng?

Bài báo của The New Yorker chỉ tiếp cận trường hợp bệnh nhân số 17 từ góc độ bảo vệ sự riêng tư cá nhân. Vì thế, họ chỉ tập trung vào những sự bới móc thông tin và chỉ trích của cộng đồng. Họ không đặt sự chỉ trích trong quan hệ với nguyên nhân sâu xa của nó. Nội dung bài báo cho thấy lăng kính của một nhà báo phương Tây theo thiên hướng tự do, chứ không đặt mình vào bối cảnh cụ thể của Việt Nam khi đó để hiểu đúng bản chất vấn đề mà họ quan tâm.

Điều đó có thể hiện sự phiến diện, thưa ông?

So sánh về việc bảo vệ quyền riêng tư giữa các xã hội khác nhau là mục đích chính của bài báo nhưng đúng là dễ khiến độc giả quốc tế hiểu phiến diện về phản ứng của cộng đồng ở Việt Nam. Văn hóa phương Tây nói chung, nhất là xã hội Mỹ, đề cao chủ nghĩa cá nhân nên họ rất tôn trọng quyền riêng tư của cá nhân. Nhưng với các xã hội phương Đông truyền thống, chẳng hạn như Việt Nam, thì cá nhân phải đặt dưới cộng đồng, không thể đặt trên cộng đồng được. Hơn nữa, chúng ta cũng chưa có được hệ thống pháp luật chặt chẽ để bảo vệ các quyền riêng tư.

Theo chia sẻ trong bài báo, đã có so sánh giữa việc chống dịch ở Việt Nam và một số nước phương Tây. Ông có suy nghĩ gì về so sánh này?

Người ta vẫn nói mọi sự so sánh đều khập khiễng bởi vì Việt Nam và các quốc gia phương Tây có triết lý và cách tiếp cận khác nhau trong việc ứng phó với Covid-19. Rất khó để có thể so sánh khi một bên là tôn trọng cá nhân, hạn chế tối đa sự can thiệp vào đời sống cá nhân; còn một bên lại đề cao cộng đồng và nhà nước sẵn sàng can thiệp vì lợi ích của cộng đồng.

Xã hội dù hiện đại đến mấy cũng không thể thiếu "Public Shaming"

Trong bài báo có nhắc nhiều tới "Public Shaming", ông có thể giải thích rõ hơn về khái niệm này?

"Public Shaming", về bản chất, là sự phê phán công khai mang tính tập thể đối với những hành vi vi phạm chuẩn mực hoặc trái với sự mong đợi của cộng đồng. Nói cách khác, đó là những phản ứng có mức độ tiêu cực khác nhau đối với những hành vi lệch chuẩn.

Mức độ phản ứng sẽ tỷ lệ thuận với vị trí của cá nhân trong cấu trúc phân tầng xã hội. Tức là, nếu cá nhân càng thuộc tầng lớp cao (giàu có, chức vị, uy tín) thì sự phản ứng càng gay gắt. Điều này thể hiện mong đợi của xã hội đối với những chuẩn mực hành vi và khuôn mẫu vai trò mà cá nhân ở vị trí đó đáng ra nên thực hiện.

Trong kỷ nguyên số, public shaming được tiếp sức bởi các mạng xã hội, với khả năng kết nối rộng vô bờ bến và tốc độ phản ứng nhanh chưa từng có. Đây là một thực tế sẽ còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thức hành xử của cả cá nhân cũng như các chủ thể công.

N.H.N. - bệnh nhân Covid-19 thứ 17 tại Việt Nam.

N.H.N. - bệnh nhân Covid-19 thứ 17 tại Việt Nam.

Như ông phân tích, thì "Public Shaming" là cần thiết?

Theo tôi, xã hội dù có hiện đại đến mấy cũng không thể loại bỏ public Shaming. Bởi đây là một hình thức kiểm soát hành vi cá nhân thông qua những áp lực được tạo ra từ phản ứng của số đông thành viên cộng đồng.

Những người thuộc tầng lớp trên thường dễ bị phản ứng gay gắt hơn mỗi khi họ thực hiện hành vi lệch chuẩn nào đó. Bởi lẽ, những người như doanh nhân thành đạt, nhà lãnh đạo, ông giáo sư, hay nghệ sĩ nổi tiếng thường được trông đợi sẽ là một hình mẫu về tuân thủ chuẩn mực và vai trò tích cực trong xã hội. Khi họ nói hay làm gì đó đi ngược với mong đợi của số đông thì sẽ bị phản ứng. Cũng hành vi đó, nếu như do một người “bình thường” khác thực hiện thì lại rất ít bị để ý.

Vậy nó có mâu thuẫn với việc cần tôn trọng sự riêng tư, cá nhân hay không, thưa ông? Sẽ phải dung hòa hai việc này như thế nào?

Phản ứng của cộng đồng đối với những biểu hiện lệch chuẩn là thực tế đã và sẽ còn tồn tại trong xã hội. Sự hình thành dư luận xã hội không mâu thuẫn với nhu cầu bảo vệ quyền riêng tư. Dư luận xã hội theo chiều hướng phê phán thường chỉ xuất phát từ những biểu hiện lệch lạc, có thể xâm phạm lợi ích của cộng đồng, hoặc không đại diện cho những giá trị tốt đẹp mà cộng đồng đang đề cao và theo đuổi.

Bảo vệ quyền riêng tư là nhu cầu tất yếu nhưng chúng ta cũng không thể cấm cá nhân bày tỏ quan điểm, thái độ đối với người khác khi họ có biểu hiện gì đó bị cho là xấu, có thể gây hại cho cộng đồng. Tức là, nếu cá nhân có biểu hiện nào đó vi phạm các chuẩn mực phổ biến hoặc không như mong đợi của số đông thì không ai có thế kiểm soát được các phản ứng giận dữ từ phía xã hội. Đây là thực tế vẫn đang tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới.

Cách thức bảo vệ quyền riêng tư tốt nhất là mỗi cá nhân nên ý thức và tuân thủ nghiêm túc các chuẩn mực đã được cộng đồng chấp nhận và đề cao. Còn nếu cá nhân vẫn muốn khẳng định quan điểm, phong cách, hay cá tính riêng biệt của mình thì phải chấp nhận là họ có thể bị soi mói, thậm chí bị phê phán thậm tệ.

Trân trọng cảm ơn ông!

Bài báo có tựa đề “The Public-Shaming Pandemic” được Tạp chí The New Yorker (Mỹ) đăng tải ngày 21/9 nói về việc những người vô tình làm lây lan Covid-19 vừa phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm, vừa phải chịu sự tấn công dữ dội của làn sóng chỉ trích trực tuyến. Và chị em bệnh nhân số 17 là N.H.N. và N.N. được đưa ra như một ví dụ tiêu biểu cho vấn đề trên.
Bài báo đã so sánh việc bảo mật cá nhân của bệnh nhân khi điều trị ở Việt Nam với châu Âu. Cô chị điều trị tại nước ngoài và cho biết các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu có biện pháp bảo vệ quyền riêng tư rất chặt chẽ. Không ai ngoài gia đình và một vài người bạn biết rằng cô đã mắc chứng Covid-19. Còn ở Việt Nam, cô em N.H.N. trở thành cái tên được cả nước biết đến. Chưa đầy 1 ngày, tài khoản Instagram của N.H.N. đã có khoảng 10.000 người theo dõi mới và nhiều người trong số họ tấn công cô. Còn N.N. chia sẻ: “Chiến đấu với virus trong khi tất cả các bài báo đang tát vào bạn khiến mọi thứ khó khăn hơn”. Cô xem các vụ tấn công trên mạng là ví dụ của sự ghen tị giai cấp. Bài viết của The New Yorker nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng Việt Nam.
Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
back to top