Bệnh lý tim mạch có thể phòng tránh được

Người mắc bệnh tim mạch đang bị trẻ hóa khi độ tuổi mắc bệnh chỉ dưới 30 và 40. Viện Tim mạch Quốc gia ghi nhận, bệnh nhân trẻ nhất bị bệnh mạch vành mới ở tuổi 28 tuổi, trong khi bệnh thường gặp ở người ngoài 50 tuổi.

Hỏi: Bố tôi bị bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đã tai biến 1 lần nên rất dễ bị lại. Trong gia đình tôi, anh em tôi rất sợ mắc bệnh này, xin bác sĩ cho biết, có thể phòng tránh được bệnh không? Cách sơ cứu người bệnh thế nào?

Lê Việt Tú (Thanh Trì, Hà Nội)

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết, người mắc bệnh tim mạch đang bị trẻ hóa khi độ tuổi mắc bệnh chỉ dưới 30 và 40. Viện Tim mạch Quốc gia ghi nhận, bệnh nhân trẻ nhất bị bệnh mạch vành mới ở tuổi 28 tuổi, trong khi bệnh thường gặp ở người ngoài 50 tuổi.

Bên cạnh đó, nhiều người dưới 35 tuổi cũng bị tăng huyết áp, trong khi khuyến cáo chung tăng huyết áp thường gặp ở người trên 45 tuổi. ở các bệnh viện có chuyên khoa sâu về tim mạch thường tiếp nhận những bệnh nhân mắc bệnh lý mạch vành ở độ tuổi khá trẻ (dưới 40 tuổi).

Tăng huyết áp có tính di truyền nên nếu cha mẹ mắc bệnh huyết áp, tim mạch thì con cái cần đề phòng. Bệnh thường xảy ra ở những người trẻ tuổi nhưng lười vận động, ăn uống không hợp lý, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, stress vì công việc…Thay đổi lối sống là cách phòng bệnh tốt nhất.

Với bệnh nhân bị tai biến, khi xuất hiện cơn đau thắt ngực, thời điểm lý tưởng để thực hiện can thiệp thông mạch vành là 6 giờ kể từ khi có triệu chứng. Sau 6 giờ là thời gian vàng để can thiệp tim mạch sớm; trước 12 giờ người bệnh vẫn còn cơ hội điều trị tốt nhưng với những trường hợp đến viện sau 12 giờ sẽ gặp nhiều khó khăn để cứu sống, di chứng để lại nặng nề.

PV (ghi)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top