Bệnh không khỏi vì uống thuốc cho đường

(khoahocdoisong.vn) - Thuốc Đông Y có 5 vị. Mỗi vị mỗi tính đó lại có tác dụng khác nhau. Nếu người bệnh cho đường vào thuốc khi uống, đường sẽ kìm chế công dụng của vị đắng, cay khiến các vị thuốc sẽ bị khống chế và cũng đồng thời mất luôn tác dụng

Bà Nguyễn Thị Luyến, 57 tuổi (Hà Nội) uống thuốc đông y để trị đau xương khớp. Ngày nào bà cũng tích cực sắc thuốc để uống nhưng hết 10 thang mà bệnh vẫn không thuyên giảm khiến bà rất lo lắng.

Trao đổi với bác sĩ bà mới hay bệnh của bà không đỡ là do bà cho đường vào thuốc để dễ uống khiến thuốc mất tác dụng điều trị.

Lời bàn: Thuốc Đông Y có 5 vị: chua, cay, ngọt, mặn, đắng và bốn tính: hàn, nhiệt, ôn, mát. Mỗi vị mỗi tính đó lại có tác dụng khác nhau.

Nếu người bệnh cho đường vào thuốc khi uống, đường sẽ kìm chế công dụng của vị đắng, cay khiến các vị thuốc sẽ bị khống chế và cũng đồng thời mất luôn tác dụng. Vì thế khi uống thuốc đông y cần tuân thủ cách sắc và uống theo hướng dẫn của thầy thuốc.

ThS Thanh Tâm (Hội Đông Y Việt Nam)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top