Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm?

Tính đến nay bệnh đậu mùa khỉ đã lan ra hơn 20 quốc gia, trong đó có hơn 100 ca nghi mắc xảy ra tại các nước vốn hiếm khi ghi nhận căn bệnh này. Việt Nam cũng bắt đầu giám sát bệnh này.

Chưa có đột biến gene nhưng tốc độ lan nhanh

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, hiện chưa có bằng chứng cho thấy virus gây bệnh đậu mùa khỉ đã đột biến. Hiện virus có tỷ lệ đột biến thấp.

Tuy nhiên, theo bà Mariavan Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật Covid-19 cho biết, thế giới sẽ ghi nhận nhiều ca đậu mùa khỉ hơn trong thời gian tới do mở rộng giám sát. “Tình huống có thể kiểm soát được, nhưng chúng ta không thể lơ là bởi tại các khu vực như châu Phi, nơi dịch bệnh còn lưu hành", bà nói.

dau-mua-khi.png
Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm?

Tại Việt Nam, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, các đơn vị đang theo dõi, giám sát chặt chẽ căn bệnh này để ngăn ngừa bệnh xâm nhập. Đồng thời, Cục Y tế dự phòng cũng phối hợp với WHO kịp thời cập nhật các thông tin về bệnh và các biện pháp ứng phó...

Theo Cơ quan y tế Bỉ, người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ sẽ phải cách ly trong vòng 3 tuần kể từ khi được xác nhận dương tính.

Các trường hợp tiếp xúc gần không bắt buộc tự cách ly, song giới chức yêu cầu nhóm này hết sức cảnh giác, đặc biệt nếu họ ở cạnh những người dễ bị tổn thương.

Trước đây, tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 11% so với số người mắc bệnh (trẻ em có tỷ lệ tửvong cao hơn).Trong thời gian gần đây, tỷ lệ tử vong dao động trong khoảng 3 - 6%.

Có thể trở thành dịch bệnh nguy hiểm?

Theo GS.TS.BS Trần Tịnh Hiền, nguyênPhó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, Monkeypox (đậu mùa khỉ), một loại bệnh truyền nhiễm rất hiếm, lâm sàng tương tự bệnh đậu mùa trước đây. Các chuyên gia dịch tễ học đang thảo luận về sự lan truyền nhanh chóng của đậu mùa khỉ với câu hỏi là bệnh từ một hiện tượng siêu lây lan “super-speading event”, ví dụ như sau một vụ tụ tập đông người hay từ một chuỗi lây lan trong cộng đồng đã không được ghi nhận trước đó...

Để trả lời câu hỏi này cần xét nghiệm về phả hệ di truyền của virus (philogenetics). Báo cáo từ Tây Ban Nha cho thấy, có vẻ những trường hợp ở đấy có liên quan đến một nhà tắm hơi (sauna) của những người đồng tính (gay) và tiếp theo là lễ hội của nhóm này ở GranCanaria vào thời gian 5 -15/5/2022 với gần 30.000 người tham dự từ khắp châu Âu. Thời gian bùng phát chỉtrong 1 tuần trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ là yếu tố củngcố cho giả thuyết này... Ở Mỹ ca đầu tiên ở Massachusetts là một bệnh nhân trước đó đi qua Canada bằng phương tiện cá nhân... Canada đã báo cáo có hơn 10 ca ở vùng Montreal.

Biến chứng

Theo các tài liệu, các biến chứngthường gặp của bệnh này như sau: Nhiễm trùng máu; Viêm mô não;Viêm phế quản phổi; Nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực; Các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn...

Đậu mùa khỉ được tìm thấy ở vùng Tây và Trung châu Phi và cũng có thể gặp ở châu Âu mà phần lớn liên quan đến du lịch nước ngoài hay nhập các động vật đã bị nhiễm virus. Bệnh lây do tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ như qua da, màng nhầy bị tổn thương trước đó; lây qua các giọt bắn đường hô hấp, dịch tiết từ cơ thể hay tiếp xúc với chăn mền người bệnh... Khi các mụn mủ khô đi thì các vảy còn mang virus cũng có thể làm lây bệnh khi người chung quanh hít phải như bụi bặm... (cần mang khẩu trang).

Sau 7 - 14 ngày ủ bệnh thì bắt đầu có các triệu chứng không đặc hiệu sốt như cảm cúm có kèm lạnh run, mệt mỏi, nhức đầu và người cảm thấy yếu đi... sau đó các hạch bạch huyết bị sưng lên (khác biệt với bệnhđậu mùa cổ điển). Từ 1 - 3 ngày sau khi sốt thì nổi ban đậu qua các thời kỳ mẩn đỏ, mụn gồ lên, có mụn nước và có mủ (bị nhiễm trùng), cuối cùng khô lại đóng vảy đen... bệnh kéo dài từ 2 - 4 tuần.

ThS.BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho biết, không giống virus gây Covid-19 có thể lây lan qua không khí và các giọt bắn hô hấp, bệnh đậu mùa khỉ lây lan khi tiếp xúc gần hơn nhiều. Khi dùng chung giường, quần áo hoặc bàn chải đánh răng với người bị nhiễm bệnh sẽ có rủi ro cao hơn.

Con người có thể nhiễm virus đậu mùa khỉ thông qua 3 con đường chính. Một là từ vết cắn hoặc vết xước của động vật mang virus. Hai là khi ăn thịt động vật mắc bệnh.

Ba là tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh. Hiện virus đậu mùa khỉ vẫn chưa thuần với con người nên tốc độ lây lan còn chậm,chưa thành dịch ngay. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khi virus đậu mùa khỉ thuần với con người, tốc độ lây lan nhanh thì sẽ trở thành dịch bệnh nguy hiểm.

dau-mua-khi-tren-da.jpg
Biểu hiện của bệnh đậu mùa khỉ trên da dưới kính hiển vi.

Theo các nhà nghiên cứu, hiện chưa có văcxin phòng đậu mùa khỉ nhưng văcxin đậu mùa có thể ngăn cản tới 85% nguy cơ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Nhưng theo ThS.BS Nguyễn Hồng Hà, bệnh đậu mùa đã được thanh toán trên toàn thế giới nên hầu hết các phòng thí nghiệm trên thế giới đã hủy bỏ hết các chủng virus đậu mùa, văcxin... Hiện nay, muốn có văcxin thì phải làm lại. Việc đưa trở lại tiêm phòng văcxin đậu mùa khỉ phụ thuộc vào các nhà nghiên cứu, quản lý y tế trên thế giới.

Các chuyên gia khuyến cáo, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp hay thuốc đặc trị cho bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng bởi bệnh có thể thuyên giảm và tự khỏi mà không cần điều trị. Đặc biệt, ở người bệnh từng tiêm văcxin ngừa bệnh đậu mùa thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tuy vậy, các triệu chứng bệnh thường nhẹ hơn, không diễn tiến nặng và ít nguy cơ để lạibiến chứng, không cần can thiệp. Biện pháp phòng ngừa hiệu quả là hạn chế đến vùng có dịch, nếu có dấu hiệu bệnh nên cách ly...

Phòng ngừa

Dù chưa ghi nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam nhưng việc phòng ngừa bệnh vẫn nên được chú trọng. Một số biện pháp có thể áp dụng để hạn chếnguy cơ nhiễm bệnh bao gồm:

- Tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ(động vật bị bệnh, động vật chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa khỉ, động vật nghi ngờ nhiễm bệnh...).

- Thực hiện ăn chín, uống sôi. Chỉ ăn các loài động vật rõ nguồn gốc xuất xứ, đã qua kiểm định.

- Tránh tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh. Không chạm vào các vật dụng của người có nguy cơ nhiễm bệnh.

- Cách ly người có triệu chứng bệnh/có nguy cơ nhiễm bệnh.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinhtay có chứa cồn, đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người khác.

- Tiêm văcxin phòng bệnh đậu mùa. Chưa có văcxin ngừa bệnh đậu mùa khỉnhưng việc tiêm văcxin phòng bệnh đậu mùa có thể làm giảm đến 85% nguy cơmắc bệnh đậu mùa khỉ.

- Nâng cao ý thức phòng tránh dịch bệnh. Thường xuyên cập nhật các thông tin bệnh.

Theo Đời sống
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Các lợi ích từ quả, hoa đực của cây đu đủ được rất nhiều người biết đến, thế nhưng ít ai biết hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách.
back to top