Bệnh bạch hầu hoành hành Tây Nguyên: Những bản cam kết lạ

Khi dịch bạch hầu đang hoành hành 4 tỉnh Tây Nguyên, lại đang lộ ra những bản cam kết rất lạ của người dân không tiêm chủng.

<div> <p><strong>Giấy cam kết chỉ để &ldquo;chứng minh&rdquo;</strong></p> <p>Trong hỗn độn những &ldquo;giấy cam kết cho người kh&ocirc;ng đi ti&ecirc;m chủng mở rộng&rdquo;, phần nhiều được đ&aacute;nh m&aacute;y sẵn, c&oacute; c&ugrave;ng một nội dung, chỉ c&oacute; t&ecirc;n người được ghi bằng b&uacute;t bi.</p> <p>Bản cam kết được ghi v&agrave;o ng&agrave;y 3/1/2019, của một người c&oacute; t&ecirc;n Th&agrave;o Thị M&aacute;y (sinh năm 1994), tr&uacute; tại th&ocirc;n 9, x&atilde; Quảng H&ograve;a, huyện Đắk G&rsquo;Long. Bản đ&aacute;nh m&aacute;y sẵn c&oacute; nội dung: &ldquo;H&ocirc;m nay, ng&agrave;y 3/5/2019 (lệch với ng&agrave;y điểm chỉ l&agrave; 3/1/2019), t&ocirc;i được y tế th&ocirc;n tới nh&agrave; mời ti&ecirc;m chủng mở rộng v&agrave; tuy&ecirc;n truyền về lợi &iacute;ch của việc ti&ecirc;m vắc xin ph&ograve;ng bệnh cho trẻ em v&agrave; phụ nữ c&oacute; thai. Sau khi được tuy&ecirc;n truyền, nhưng t&ocirc;i kh&ocirc;ng đồng &yacute; ti&ecirc;m v&igrave; l&yacute; do KH&Ocirc;NG MUỐN TI&Ecirc;M (bằng b&uacute;t bi). T&ocirc;i cam kết nếu c&oacute; g&igrave; xảy ra, t&ocirc;i ho&agrave;n to&agrave;n chịu tr&aacute;ch nhiệm với bản th&acirc;n v&agrave; trẻ&rdquo;. Cuối c&ugrave;ng chỉ thấy một dấu v&acirc;n tay mờ mờ, kh&ocirc;ng c&oacute; t&ecirc;n tuổi, chữ k&yacute;.</p> <p>Tương tự, những &ldquo;giấy cam kết&rdquo; dạng n&agrave;y của Ho&agrave;ng Thị Dinh (sinh năm 1988, th&ocirc;n 6 c&ugrave;ng x&atilde;) v&agrave; nhiều người kh&aacute;c cũng thế. Thi thoảng lạc v&agrave;o một bản viết tay kh&aacute; ng&acirc;y ng&ocirc; do em trai v&agrave; bố đẻ &ldquo;cam kết&rdquo; cho chị g&aacute;i v&agrave; con kh&ocirc;ng ti&ecirc;m với l&yacute; do: &ldquo;v&igrave; ngại&rdquo; (bản n&agrave;y ghi hồi 16g ng&agrave;y 18/5/2020). Bản viết tay n&agrave;y c&oacute; một vết điểm chỉ như vết mực đen ng&ograve;m kh&ocirc;ng nh&igrave;n thấy dấu<br /> v&acirc;n tay.</p> <p>B&agrave; Nguyễn Thị Thanh Nga, Trưởng trạm Y tế x&atilde; Quảng H&ograve;a cho cho biết, tỷ lệ ti&ecirc;m chủng của người M&ocirc;ng rất thấp chỉ từ 40 đến 50%. B&agrave; l&yacute; giải rằng, khi c&aacute;n bộ y tế đến nh&agrave; vận động, người d&acirc;n kh&ocirc;ng chịu ti&ecirc;m chủng, sau đ&oacute; họ c&oacute; k&yacute; v&agrave;o giấy cam kết (thực ra l&agrave; điểm chỉ-PV). Vị n&agrave;y cũng n&oacute;i về chức năng của &ldquo;giấy cam kết&rdquo;: &ldquo;Giấy cam kết kh&ocirc;ng phải được soạn sẵn để &eacute;p b&agrave; con, m&agrave; để chứng minh cho c&aacute;n bộ cấp tr&ecirc;n biết, m&igrave;nh (c&aacute;n bộ y x&atilde;) c&oacute; xuống th&ocirc;n trực tiếp vận động người d&acirc;n nhưng kh&ocirc;ng th&agrave;nh. Sau khi k&yacute; xong, th&aacute;ng tới ch&uacute;ng t&ocirc;i vẫn tiếp tục đi vận động người d&acirc;n ti&ecirc;m chủng&rdquo;. Khi PV <i>Tiền Phong </i>n&oacute;i muốn xem bản b&aacute;o c&aacute;o ti&ecirc;m chủng, b&agrave; n&agrave;y từ chối với l&yacute; do kh&ocirc;ng phải người ph&aacute;t ng&ocirc;n.</p> <p>X&atilde; Quảng H&ograve;a, huyện Đắk G&rsquo;Long (Đắk N&ocirc;ng) c&aacute;ch trung t&acirc;m th&agrave;nh phố Gia Nghĩa (Đắk N&ocirc;ng) khoảng 130 km, đường đi trắc trở, kh&oacute; khăn. Nơi đ&acirc;y c&oacute; 1.892 nh&acirc;n khẩu, người M&ocirc;ng chiếm hơn 95% d&acirc;n số. Th&ocirc;n n&agrave;y hiện c&oacute; 3 ca mắc bệnh bạch hầu. &Ocirc;ng Ma A T&uacute; (Trưởng th&ocirc;n 12) cho biết, sau đợt dịch vừa rồi người d&acirc;n đ&atilde; c&oacute; nhận thức hơn về ti&ecirc;m chủng.</p> <p>Tuy vậy, như lời &ocirc;ng n&agrave;y n&oacute;i vẫn c&oacute; trường hợp &ldquo;cứng đầu&rdquo; kh&ocirc;ng chịu đi ti&ecirc;m ph&ograve;ng. &ldquo;C&oacute; những gia đ&igrave;nh đẻ d&agrave;y, ti&ecirc;m một l&uacute;c 2 đến 3 đứa, sau đ&oacute; thuốc phản ứng khiến ch&uacute;ng bị sốt. Bố mẹ kh&ocirc;ng đi l&agrave;m được. Họ c&ograve;n n&oacute;i với t&ocirc;i, đ&acirc;y l&agrave; thuốc giả n&ecirc;n con t&ocirc;i mới bị ốm như vậy. Đ&oacute; l&agrave; nguy&ecirc;n nh&acirc;n l&agrave;m người d&acirc;n kh&ocirc;ng hợp t&aacute;c&rdquo;, &ocirc;ng T&uacute; n&oacute;i. Th&ocirc;n 6 của x&atilde; n&agrave;y cũng c&oacute; t&igrave;nh trạng tương tự.</p> <p>C&ograve;n &ocirc;ng Huỳnh Thanh Huynh-Gi&aacute;m đốc Trung t&acirc;m Y tế huyện Đắk Glong cho rằng, giấy cam kết n&agrave;y chỉ ph&aacute;t sinh trong qu&aacute; tr&igrave;nh lực lượng y tế thực hiện nhiệm vụ chứ kh&ocirc;ng phải được soạn sẵn để người d&acirc;n k&yacute; v&agrave;o.</p> <p><strong>C&oacute; &ldquo;cam kết&rdquo; hết tr&aacute;ch nhiệm?</strong></p> <p>Trong thực tế, việc ti&ecirc;m chủng với đồng b&agrave;o v&ugrave;ng s&acirc;u, v&ugrave;ng xa, d&acirc;n tộc thiểu số lu&ocirc;n kh&oacute; khăn, kh&ocirc;ng ri&ecirc;ng g&igrave; ở T&acirc;y Nguy&ecirc;n. Ch&iacute;nh v&igrave; thế, đội ngũ y, b&aacute;c sỹ th&ocirc;n bản phải hy sinh rất nhiều trong c&ocirc;ng việc. Tuy nhi&ecirc;n, ở nơi n&agrave;o được đầu tư b&agrave;i bản, cộng với đội ngũ tận t&acirc;m, hiệu quả hiện hữu. Lấy v&iacute; dụ tại t&acirc;m dịch bạch hầu th&aacute;ng 7/2015 tại x&atilde; Phước Lộc (huyện Phước Sơn, Quảng Nam).</p> <p>Đ&acirc;y l&agrave; v&ugrave;ng &ldquo;trắng&rdquo; ti&ecirc;m chủng n&ecirc;n bạch hầu được b&agrave; con xem như con ma rừng. C&aacute;n bộ c&aacute;c cấp đ&atilde; về tận th&ocirc;n, bản đứng xếp h&agrave;ng chống nạnh ti&ecirc;m mẫu để b&agrave; con chứng kiến. Đội ngũ y tế c&ograve;n v&agrave;o tận rừng s&acirc;u vận động những người trốn ti&ecirc;m về; cử lực lượng c&otilde;ng người gi&agrave;. Sau đ&oacute;, nơi đ&acirc;y trở th&agrave;nh điển h&igrave;nh ph&ograve;ng, chống dịch.</p> <p>Hiện tại, Đắk N&ocirc;ng đang l&agrave; tỉnh dẫn đầu khu vực T&acirc;y Nguy&ecirc;n về số ca mắc (gần 30 ca) lẫn số người tử vong (2 ca).</p> <p>Những ng&agrave;y gần đ&acirc;y, để l&agrave;m r&otilde; th&ecirc;m tr&aacute;ch nhiệm, cũng như đ&aacute;nh gi&aacute; về ti&ecirc;m chủng mở rộng của Đắk N&ocirc;ng, PV <i>Tiền Phong</i> nhiều lần li&ecirc;n hệ với b&agrave; T&ocirc;n Thị Ngọc Hạnh - Ph&oacute; chủ tịch UBND tỉnh Đắk N&ocirc;ng; l&atilde;nh đạo Sở Y tế&hellip; đều kh&ocirc;ng được. C&ograve;n ở tuyến cơ sở, &ocirc;ng Trương Hy - Gi&aacute;m đốc Trung t&acirc;m Y tế huyện Kr&ocirc;ng N&ocirc; trả lời chỉ quản l&yacute; chung, kh&ocirc;ng nắm được việc n&agrave;y. &Ocirc;ng Hy đề nghị PV li&ecirc;n lạc với một &ocirc;ng kh&aacute;c&hellip; &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;</p> <div> <blockquote class="summarize cms-quote"> <p>Ng&agrave;y 12/7, 4 tỉnh T&acirc;y Nguy&ecirc;n c&oacute; khoảng 80 ca nhiễm bạch hầu (Đắk Lắk th&ecirc;m 2 ca, th&agrave;nh 3). Kh&ocirc;ng giống như c&aacute;ch thống k&ecirc; chủ động cung cấp cho b&aacute;o ch&iacute; của Bộ Y tế; hầu hết c&aacute;c tỉnh n&agrave;y, PV li&ecirc;n hệ xin số liệu rất kh&oacute; khăn, nhất l&agrave; những ng&agrave;y cuối tuần.&nbsp;</p> </blockquote> </div> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo www.tienphong.vn
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top