Bé trai 12 tuổi ở Bình Phước tử vong do sốc phản vệ độ 4

Cuộc họp hội đồng chuyên môn của Sở Y tế Bình Phước với các chuyên gia của nhiều cơ quan đã đánh giá nguyên nhân bé trai 12 tuổi chết sau tiêm văcxin COVID-19 là do sốc phản vệ độ 4 dẫn đến viêm cơ tim, phổi, thần kinh và các cơ quan khác.

Ngày 1/12, Sở Y tế Bình Phước đã họp hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá trường hợp bé Đ.T. (12 tuổi, ngụ xã Tân Lợi, huyện Đồng Phú) tử vong sau tiêm văcxin phòng COVID-19.

Buổi họp có sự tham gia của Sở Y tế Bình Phước, Viện Pasteur TPHCM, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, Bệnh viện Đa khoa Bình Phước và Bệnh viện Quân dân y 16.

Hội đồng chuyên môn kết luận quy trình tổ chức tiêm chủng, bảo quản và sử dụng văcxin theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Nguyên nhân bé trai tử vong do sốc phản vệ độ 4 trên cơ địa nhạy cảm, tình trạng sốc nặng kéo dài dẫn đến thiếu máu và tổn thương cơ tim (viêm cơ tim), phổi, thần kinh và các cơ quan khác.

Cũng theo hội đồng chuyên môn, văcxin được sử dụng tiêm ngừa cho bé T. là Comirnaty/Pfizer-BioNTech (lô FK0888) có hạn dùng đến tháng 2/2022.

tu-vong-b.jpg
Bé trai 12 tuổi ở Bình Phước tử vong do sốc phản vệ độ 4

Được biết, xã Tân Lợi được phân bổ 300 liều tiêm cho trẻ từ 12 đến 15 tuổi trên địa bàn. Trong đó, đã sử dụng hết 204 liều, còn 96 liều đang bảo quản tại trạm y tế xã. Trừ trường hợp tai biến của bé T., 203 trẻ cùng tiêm lô văcxin trên không ghi nhận phản ứng.

Như tin đã đưa, khoảng 14h ngày 29/11, bé T. được mẹ đưa đến trạm y tế để tiêm văcxin. Tại đây, gia đình được cán bộ y tế hướng dẫn khai báo thông tin, tư vấn về việc tiêm văcxin, những biến chứng có thể xảy ra sau tiêm...

Sau khi được giải thích, mẹ của bé T. đã ký vào phiếu đồng ý tiêm chủng. Bé Đ.T. được khám sàng lọc, tiêm chủng, theo dõi sau tiêm 30 phút không có biểu hiện gì bất thường nên được về nhà.

Sau khi ăn cơm tối tại nhà, T. bị nôn ói, đi cầu, có biểu hiện mệt, không thở được nên gia đình đưa vào Bệnh viện Quân dân y 16 điều trị với chẩn đoán sốc phản vệ độ 3 sau tiêm văcxin.

Rạng sáng 30/11, bé T. được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Bình Phước, sau đó tiếp tục chuyển viện lên Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM và tử vong lúc 5h sáng cùng ngày. 

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top