Bẫy rùa Hoàn Kiếm

(khoahocdoisong.vn) - Hồ Đồng Mô rộng như vậy thì làm thế nào để các nhà khoa học bắt được rùa Hoàn Kiếm?

Hỏi: Hồ Đồng Mô rộng như vậy thì làm thế nào để các nhà khoa học bắt được rùa Hoàn Kiếm?

Vũ Thị Hoài Thu (Hà Nội)

Anh Hoàng Văn Hà, cán bộ Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP): Hồ Đồng Mô có diện tích rộng tới 1.400ha với nhiều ngóc ngách và vùng nước sâu. Loài rùa Hoàn Kiếm lại có tập tính sinh sống bí ẩn, hoang dã, thường dành nhiều thời gian ngâm mình dưới nước sâu. Do vậy, việc bắt bẫy rùa khá khó khăn. Cơ quan chức năng và giới chuyên gia đã lên nhiều phương án để thử nghiệm. Sau nhiều thảo luận, khảo sát và thử nghiệm, tổ công tác đã quyết định sẽ áp dụng đồng thời cả 3 phương án là bẫy nước sâu, lưới vét và lưới 3 lớp. Sau đó, một đội thợ lặn chuyên nghiệp đã lặn để ghi nhận cấu tạo đáy hồ, các khu vực có khả năng cao rùa sinh sống, đi lại. Sau khi xác định chính xác các địa điểm này, các nhà khoa học đã dành nhiều tuần để thả lưới, khoanh vùng khu vực bẫy bắt, đảm bảo quan sát được rùa trong khu vực 90ha được ngăn bằng lưới, thay vì 1.400ha diện tích toàn bộ hồ. Sau đó bằng kết hợp các loại bẫy nêu trên, đã bắt được cá thể rùa để gắn chip, lấy mẫu xét nghiệm gene.

Theo Đời sống
Trẻ suy thận cấp vì tiêu chảy

Bé 4 tuổi suy thận cấp vì tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy cấp có tốc độ đào thải phân cao có thể 10-15 lần/ngày, kèm theo thời tiết nắng nóng là nguyên nhân dễ dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top