Bảo vệ người di cư đẩy lùi dịch Covid-19

(khoahocdoisong.vn) - Sự lây lan của đại dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại. Người di cư ở nước ngoài dễ bị tổn thương bởi tác động của Covid-19 hơn những người không di cư vì các yếu tố cá nhân, môi trường xã hội. Họ cần được hỗ trợ, bảo vệ

Hưởng ứng ngày di cư thế giới 18/12, Cơ quan Liên Hợp Quốc, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) Việt Nam phối hợp với Tổng Cục dân số Kế hoạch hóa gia đình (GOPFP), Bộ Y tế đã tổ chức lễ mít tinh Ngày Quốc tế người di cư.

Lễ mít tinh Ngày Quốc tế người di cư.

Lễ mít tinh Ngày Quốc tế người di cư.

Với chủ đề “Tiếng nói của Người di cư trong đại dịch Covid-19” để lắng nghe tiếng nói, những câu chuyện ý nghĩa, những trải nghiệm và mong đợi của người di cư về hành trình của họ trong đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu, sự kiện đồng thời là dịp để kêu gọi các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, các bên có liên quan và người di cư cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ và bảo vệ người di cư.  

Sự lây lan của đại dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại. Người di cư ở nước ngoài dễ bị tổn thương bởi tác động của Covid-19 hơn vì các yếu tố cá nhân, môi trường, xã hội. Người di cư không chỉ đối mặt với nguy cơ mất việc làm, mất thu nhập mà còn có thể bị kỳ thị. 

Bà Park Mihyung Trưởng Phái đoàn IOM tại Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng những đóng góp của người di cư đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19.  “Chúng ta phụ thuộc vào người di cư nhiều hơn chúng ta tưởng. Chính người di cư là lực lượng lao động thiết yếu ở mỗi quốc gia. Ở quê hương tôi, những người di cư, trong đó có rất nhiều người đến từ Việt Nam, đã làm ra nhu yếu phẩm, xây những ngôi nhà chúng tôi ở, và sản xuất, vận chuyển thực phẩm để chúng tôi có được bữa cơm bên gia đình. Cũng những lao động ấy chăm sóc khi chúng tôi ốm, ngay cả khi nhiễm Covid-19 và chăm sóc những đứa trẻ, người già trong gia đình chúng ta”.

Theo Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê, di cư nội địa trong 5 năm qua của nước ta là hơn 7% dân số. 

Theo Đời sống
back to top