Bảo vệ mắt khỏi nguy cơ trở thành con đường xâm nhập của SARS-CoV-2

Người thường xuyên đeo kính có nguy cơ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thấp hơn, trong khi việc đeo kính áp tròng không có tác dụng bảo vệ như vậy.

Một nghiên cứu quy mô lớn với sự tham gia của hơn 19.000 người được tiến hành tại hai xứ England và Wales của Anh từ đầu tháng 6/2020 về sự liên quan giữa việc đeo kính và nguy cơ bị nhiễm SAR-CoV-2.

Những người tham gia hằng tuần cập nhật tình trạng của bản thân liên quan đến COVID-19. Có hơn 11.000 người gửi mẫu máu xét nghiệm hằng tháng để thông báo có nhiễm SARS-CoV-2 hay không.

Sau khi đánh giá các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện người thường xuyên đeo kính có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 thấp hơn 15% so với người không bao giờ đeo kính. Với người đeo kính áp tròng, hiệu quả bảo vệ là 0%.

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo, nên cân nhắc đeo kính là một trong những biện pháp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top