Bảo vệ mạch máu và cổ họng khi chuyển mùa

(khoahocdoisong.vn) - Nước uống, trái cây tươi chính là bí quyết quan trọng giúp bảo vệ mạch máu và đường hô hấp ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn.
Theo BSCKII Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường nóng và lạnh, đường hô hấp của trẻ em rất nhạy cảm nên sẽ dễ nhiễm bệnh.

Theo BSCKII Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường nóng và lạnh, đường hô hấp của trẻ em rất nhạy cảm nên sẽ dễ nhiễm bệnh.

Bổ sung nước và trái cây, bảo vệ hầu họng cho trẻ

Theo BSCKII Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, hiện nay, dù không phải là mùa của bệnh hô hấp tại TPHCM, tuy nhiên, thời điểm giao mùa thường chênh lệch nhiệt độ rất nhiều giữa ngày và đêm, xen lẫn mưa, người dân hầu như đều sử dụng máy điều hòa gây chênh lệch nhiệt độ, đường hô hấp của trẻ em rất nhạy cảm nên sẽ dễ nhiễm bệnh.

Môi trường nơi trẻ chơi, sinh hoạt nên duy trì nhiệt độ phòng từ 26 - 27oC. Chúng ta nên sử dụng nhiệt kế phòng để kiểm tra nhiệt độ chứ không phải bấm nhiệt độ máy lạnh. Nếu máy lạnh không được vệ sinh lưới lọc, vệ sinh máy trong thời gian dài, nhiệt độ chỉnh sẽ không đúng với nhiệt độ trong phòng.

Sử dụng máy điều hòa đối với trẻ em chỉ nên kéo dài từ 2 - 3h/lần, sau đó ngưng máy lạnh chừng 30 - 40 phút, mở cửa cho không khí ra vào, đẩy không khí chứa mầm bệnh ra bên ngoài. Khi máy điều hòa chạy trong thời gian dài, luồng không khí lưu thông kín trong phòng là môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi.

Nếu sử dụng máy điều hòa liên tục sẽ khiến không khí khô ảnh hưởng đến niêm mạc đường hô hấp của trẻ, dẫn đến dễ viêm nhiễm. Vệ sinh phòng, giặt giũ chăn màn, chiếu gối, đồ chơi thường xuyên… tránh cho vi khuẩn hay các mầm bệnh khác bám trên bề mặt hoặc các con mạt nhà. Đây là những yếu tố nhạy cảm ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ.

Phụ huynh phải tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ và trái cây tươi để có đủ lượng nước, chất điện giải, tăng sức đề kháng, tránh làm khô niêm mạc đường hô hấp. (Ảnh minh họa)

Phụ huynh phải tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ và trái cây tươi để có đủ lượng nước, chất điện giải, tăng sức đề kháng, tránh làm khô niêm mạc đường hô hấp. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, trước khi bước từ phòng có máy lạnh ra bên ngoài phải tắt máy lạnh từ 20 - 30 phút, để trẻ từ từ điều chỉnh nhiệt độ. Từ bên ngoài đi vào phòng lạnh cũng vậy, cần phải có vùng đệm an toàn để trẻ thích nghi.

Bên cạnh đó, phụ huynh phải tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ và trái cây tươi để có đủ lượng nước, chất điện giải cho cơ thể, tăng sức đề kháng, tránh làm khô niêm mạc đường hô hấp.

Khi trẻ có các biểu hiện của đường hô hấp như ho, hắt hơi, sổ mũi, diễn tiến nặng hơn là sốt, thở nhanh, khó thở… nên đưa trẻ đến khám chuyên khoa về nhi sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Có thể dùng nước muối sinh lý làm sạch đường mũi mỗi ngày, tránh để dịch tiết ứ đọng lại - môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển gây bệnh nặng hơn, khò khè khó thở nghiêm trọng. Ngoài ra, che chắn cho trẻ đi ra đường để giảm cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng cũng như ô nhiễm môi trường.

Theo BSCKII Nguyễn Hoàng Phong, không nên cho trẻ uống mật ong đậm đặc và phải đảm bảo nguồn mật ong chất lượng. Cha mẹ có thể pha loãng mật ong để làm thông thoáng đường hô hấp, làm loãng dịch tiết đàm nhớt giúp trẻ tống ra bên ngoài dễ dàng.

Bảo vệ tuần hoàn máu, thêm tí muối vào nước uống

BSCKII Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn, Phó khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cho biết, đột quỵ do các mạch máu bị tắc hoặc do xuất huyết não, khiến vùng não thiếu cung cấp máu đột ngột. Nếu vùng não bị tổn thương liên quan đến vận động, bệnh nhân sẽ bị yếu hoặc liệt nửa người hoặc bị liệt mặt hay mất ngôn ngữ.

Theo BSCKII Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn, Phó khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, nước chính là một trong những bí quyết bảo vệ mạch máu.

Theo BSCKII Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn, Phó khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, nước chính là một trong những bí quyết bảo vệ mạch máu.

Nhiệt độ thời tiết cao, như nắng nóng, nếu cơ thể không được bù nước cho nhiều sẽ bị giảm nước. Giảm nước nghĩa là giảm lượng tuần hoàn, trên cơ địa người có thiếu máu sẵn hoặc tắc mạch máu sẵn, sẽ làm giảm lượng máu lên não. Đây là một nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Hoặc, người bị phình mạch máu não sẵn, khi nhiệt độ cao, cơ thể tăng nhiệt, tăng hoạt động thể chất đồng thời tăng nguy cơ vỡ mạch máu nơi bị phình, dẫn đến xuất huyết não.

Người trẻ đa phần đột quỵ xuất huyết vì bệnh nhân có những phình mạch hay dị dạng mạch máu bẩm sinh mà không phát hiện ra. Người trẻ vốn ít chú ý để đi tầm soát sức khỏe định kỳ, nên chỉ cần một stress nào đó cũng có thể làm vỡ mạch máu bị phình hay dị dạng ấy.

Duy trì hoạt động và giữ nhịp sống bình thường. Đi ra ngoài nắng phải che chắn tốt, uống nhiều nước khoảng 2l. Trong những hoạt động mất mồ hôi nhiều hơn, lượng nước có thể tăng lên. Bên cạnh đó, nếu điều kiện có thể, chúng ta nên sử dụng những sản phẩm nước uống có bổ sung khoáng chất, hoặc chỉ đơn giản bỏ thêm tí muối vào nước uống.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top