Bảo tàng Fito - nơi lưu giữ tinh hoa nghề thuốc

(khoahocdoisong.vn) - Y học Cổ truyền Việt Nam không những trị bệnh cứu người mà còn dạy mọi người cách sống hài hòa với thiên nhiên, tuyên truyền triết lý sống điềm đạm, không quá vui, không quá buồn, không giận oán và cần giữ cái tĩnh trong tâm hồn để sống lâu, sống khỏe…

Những điều lý thú ở Bảo tàng Fito

Việt Nam là một nước có lịch sử y học cổ truyền lâu đời, nhưng chưa có một nơi lưu giữ tinh hoa, thu thập tư liệu về nền y học đáng tự hào này. Việc sưu tầm các hiện vật liên quan đến y học cổ truyền Việt Nam thật là một việc “đãi cát tìm vàng”. Chiến tranh, thiên tai… đúng là những lý do của sự thất lạc các hiện vật và tài liệu liên quan đến y học cổ truyền nước nhà. Nhưng lý do chủ yếu là chúng ta chưa có truyền thống gìn giữ và bảo quản hiện vật. Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam - Fito Museum ra đời là một sự đóng góp để lấp “lỗ hổng” này. Các tài liệu và hiện vật ở đây được trân trọng lưu giữ và bảo quản trong điều kiện tốt để làm tài liệu tham khảo cho nhiều thế hệ mai sau.

“Trong quá trình nghiên cứu và sưu tầm các hiện vật liên quan đến y học cổ truyền Việt Nam, tôi đã đi khắp các miền của đất nước. Tôi còn nhớ, một lần tôi về thăm quê của Hải Thượng Lãn Ông ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Trên đường tới viếng mộ cụ, đột nhiên mưa lớn, trời tối sầm lại. Nhưng khi chúng tôi tới nơi, mưa bỗng tạnh, mặt trời lại ló ra. Khi cắm bó hương lên mộ cụ, bó hương đó cứ bùng lên như ngọn đuốc, không thể nào làm tắt được. Sau khi viếng xong, đoàn chúng tôi vừa bước lên xe, trời lại đổ mưa lớn đến mức nhìn qua cửa kính thấy mờ ảo, không thấy gì nữa. Không hiểu đây là một hiện tượng thời tiết vô tình hay là một sự cảm nhận linh thiêng giữa chúng tôi - những người thành tâm muốn tôn vinh nền Y học cổ truyền Việt Nam và linh hồn Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác,” TS Lê Khắc Tâm, người sáng lập Fito Museum, bồi hồi nhớ lại.

Người Việt đã biết sử dụng hàng trăm cây thuốc từ thời trước công nguyên. Việt Nam cũng có hàng trăm danh y đã để lại nhiều tác phẩm về y học cổ truyền có giá trị.

Người Việt đã biết sử dụng hàng trăm cây thuốc từ thời trước công nguyên. Việt Nam cũng có hàng trăm danh y đã để lại nhiều tác phẩm về y học cổ truyền có giá trị.

Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam khai trương vào năm 2007. Từ đó, bảo tàng đón hàng trăm nghìn khách tham quan, trong đó chủ yếu là khách nước ngoài đã tới tham quan và khám phá lịch sử y học cổ truyền Việt Nam. Họ rất ngạc nhiên khi biết người Việt đã biết sử dụng hàng trăm cây thuốc từ TCN. Việt Nam cũng có hàng trăm danh y đã để lại nhiều tác phẩm về y học cổ truyền có giá trị.

“Bảo tàng nhỏ thôi mà từ cửa gỗ đến cầu thang, cái cột, mái ngói, sàn gạch đều rất tinh tế và cổ kính. Mẹ con tôi được hóa thành những phụ nữ xứ kinh kỳ, chìm đắm trong những hương vị thuốc thoang thoảng, xa xăm. Bản thân là người học dược nhưng giờ mới được đến một bảo tàng về các loại cây, vị thuốc, tổ nghề nên tôi thấy thật thú vị. Thậm chí tôi còn biết được, Phủ Chúa Trịnh có riêng một tòa nhà để uống thuốc, nhưng kiêng gọi là thuốc nên chỗ này gọi là phòng trà,” chị Nguyễn Hồng Thảo Thanh (30 tuổi, quận 10), chia sẻ. 

Tại Viện Bảo tàng, chị Thanh có thể chiêm ngưỡng cái chày, cái cối, cái thuyền tán thuốc, thấy các vị thuốc Bắc như câu kỳ tử, hoài sơn, linh chi, đỗ trọng, cam thảo... được để trong những cái túi bố, cũng thử trắc nghiệm xem mình còn nhớ bao nhiêu loại thuốc.

Bảo tàng nhỏ thôi mà từ cửa gỗ đến cầu thang, cái cột, mái ngói, sàn gạch đều rất tinh tế và cổ kính. Du khách được chìm đắm trong những hương vị thuốc Bắc thoang thoảng, xa xăm.

Bảo tàng nhỏ thôi mà từ cửa gỗ đến cầu thang, cái cột, mái ngói, sàn gạch đều rất tinh tế và cổ kính. Du khách được chìm đắm trong những hương vị thuốc Bắc thoang thoảng, xa xăm.

Theo bà Nguyễn Thị Thoan, Phụ trách thông tin của Bảo tàng Fito, Y học cổ truyền hay còn có tên gọi là Đông y được hình thành trên cơ sở tác động và ảnh hưởng qua lại giữa hai trường phái “thuốc Nam” và “thuốc Bắc” trong một thời gian kéo dài hàng ngàn năm từ Thế kỷ thứ 2 TCN đến Thế kỷ 19 SCN.

“Người Việt đã phát hiện ra hàng trăm vị thuốc, nhiều kinh nghiệm phòng và chữa bệnh để bảo vệ sức khỏe từ thời xa xưa: ăn trầu, nhuộm răng để bảo vệ răng, ăn gừng để chống rét... Từ đời nhà Lý (Thế kỷ 11 - 13), triều đình đã tổ chức Ty Thái y, sau đó là Thái y viện. Đời nhà Trần (Thế kỷ 13 - 14) đã tổ chức trồng thuốc và hái thuốc. Di tích như Dược Sơn (Vạn Kiếp, Chí Linh - Hải Dương) là nơi trồng và hái thuốc từ thời nhà Trần. Và cũng vào thời kỳ này đã xuất hiện nhiều vị danh y có nhiều cống hiến cho Y học Cổ truyền, trong đó nổi tiếng nhất là đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh,” bà Thoan cho biết.

Bảng hệ thống tên các loại thảo dược.

Bảng hệ thống tên các loại thảo dược. 

Khi tới Bảo tàng Fito TPHCM, khách tham quan sẽ thấy tại tầng 4 có treo một bức tranh trạm gỗ cỡ lớn khắc hình một cây cổ thụ, trên đó nêu tên tuổi của 100 danh y Việt Nam từ Thế kỷ 11 đến cuối Thế kỷ 19. Ngoài ra, Bảo tàng còn rất nhiều bức tranh về y học cổ truyền được chạm trổ một cách khéo léo trên gỗ. Khoảng gần 50 người thợ khắc gỗ tinh xảo để hoàn thành các bức khắc họa của bảo tàng trong gần 4 năm.

Những người sáng lập bảo tàng Fito đã hệ thống và vinh danh 100 Danh y đã có công và đã để lại những tác phẩm xây dựng nên nền tảng kiến thức của Y học Cổ truyền Việt Nam.

Những người sáng lập bảo tàng Fito đã hệ thống và vinh danh 100 Danh y đã có công và đã để lại những tác phẩm xây dựng nên nền tảng kiến thức của Y học Cổ truyền Việt Nam.

Bàn thờ y tổ trong Viện Bảo tàng Y học Cổ truyền: Thiền sư Tuệ Tĩnh (người chắp tay) và Danh y Hải Thượng Lãn Ông

Bàn thờ y tổ trong Viện Bảo tàng Y học Cổ truyền: Thiền sư Tuệ Tĩnh (người chắp tay) và Danh y Hải Thượng Lãn Ông

Điều này đã góp phần tuyên truyền cho du khách cả trong và ngooài nước về mảng khoa học và văn hóa đặc sắc của Việt Nam - đó là nền y học cổ truyền Việt Nam. 

Cậy thuốc chẳng bằng sửa mình

TS Lê Khắc Tâm chia sẻ thêm, nghề thuốc cổ truyền không chỉ là nghề chữa bệnh giúp người mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa của người Việt.

Thiền sư Tuệ Tĩnh, danh y Việt Nam Thế kỷ 14, đã nói về yếu tố quan trọng của tinh thần đối với sức khỏe: Nhân cường nhị tật tức - Tinh thịnh tắc thần tồn; nghĩa là: Người khỏe thì bệnh lùi - Tinh đầy thì thần vững. Hay câu nói về tu thân của ngài: Cầu y bất nhược tu thân - Tế sinh bản năng tích phúc; nghĩa là: Cậy thầy thuốc chẳng bằng sửa mình - Giúp người sống vốn hay tích phúc.

Y đức mà người thầy thuốc phải noi theo: không bao giờ được phân biệt người bệnh giàu hay nghèo, không được mải vui chơi, nhỡ trường hợp bất chợt người bệnh cần người thầy thuốc gấp.

Y đức mà người thầy thuốc phải noi theo: không bao giờ được phân biệt người bệnh giàu hay nghèo, không được mải vui chơi, nhỡ trường hợp bất chợt người bệnh cần người thầy thuốc gấp. 

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có nói “Nghề thuốc là nhân thuật”, nghĩa là nghề để phục vụ con người, vì con người. Trong tác phẩm “Hải Thượng Y Tông Tâm lĩnh” của mình, Hải Thượng Lãn Ông đã nêu cụ thể các điểm về y đức mà người thầy thuốc phải noi theo: Không bao giờ được phân biệt người bệnh giàu hay nghèo, không được mải vui chơi, nhỡ trường hợp bất chợt người bệnh cần người thầy thuốc gấp, khi khám bệnh cho phụ nữ nên có mặt người nhà để tránh sự nghi kỵ về đạo đức...

Không phải ngẫu nhiên mà những lời dạy của Hải Thượng Lãn Ông đến nay còn được Bộ Y Tế cho ghi vào trong trang đầu của sách giáo khoa dùng cho việc đào tạo các thầy thuốc Việt Nam hiện nay.

Tuệ Tĩnh - Danh y Việt Nam Thế kỷ 14, đã nói lên được câu nói nổi tiếng đầy tính tự hào dân tộc “Nam dược trị Nam nhân” (Thuốc Nam trị bệnh cho người phương Nam).

Tuệ Tĩnh - Danh y Việt Nam Thế kỷ 14, đã nói lên được câu nói nổi tiếng đầy tính tự hào dân tộc “Nam dược trị Nam nhân” (Thuốc Nam trị bệnh cho người phương Nam).

Hải Thượng Lãn Ông đã nói: “Đạo làm thuốc là nghệ thuật bảo vệ sinh mạng con người, là nguồn gốc xây dựng đạo đức. Mình đã trót làm một ông thầy thuốc phải làm cho hết cái sức của mình, dựng lên một lá cờ trong y giới.”

Tới thăm Bảo tàng Fito, giữa mùi hương thân thuộc của các loại thuốc, giữa những tư liệu và hiện vật, chúng ta không những hiểu thêm về nền y học cổ truyền của dân tộc mà còn được biết đến những triết lý về đạo làm thuốc, làm người của người Việt để càng thêm tự hào về đất nước mình.

Chia sẻ về những suy ngẫm của mình trong triết lý nhân bản trong y học cổ truyền, BSCKII Huỳnh Tấn Vũ - Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày, Cơ sở 3 - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, dược vật chính là một dạng hữu hình của âm dương. Con người cũng ‎là dạng hữu hình của âm dương. Dùng ‎thuốc điều trị bệnh là điều hòa lại âm dương bằng sự quy kinh của thuốc đến nơi bị bệnh và cách ‎phối vị để đạt hiệu quả.

Theo KH&ĐS
back to top