Bao lâu nên tẩy giun một lần?

Nhiễm giun đường ruột có thể gặp ở bất cứ ai, từ người lớn đến trẻ em do tiếp xúc, chơi đùa, ăn phải thực phẩm nhiễm giun. Vì vậy cần tẩy giun định kỳ để tránh nguy cơ nhiễm giun.

Hỏi: Con trai tôi 7 tuổi, thỉnh thoảng cháu kêu đau bụng vùng quanh rốn, nhất là khi đói… Tôi muốn tẩy giun cho cháu, vì đã lâu không tẩy, nhưng ông bà cháu không cho dùng thuốc vì nghĩ sẽ mòn ruột. Vậy bao lâu nên cho cháu tẩy giun một lần để an toàn cho sức khỏe?

Đỗ Thị Ngọc (Hà Nam)

Nhiễm giun đường ruột có thể gặp ở bất cứ ai, từ người lớn đến trẻ em do tiếp xúc, chơi đùa, ăn phải thực phẩm nhiễm giun.

Giun loài ký sinh trùng khi cư trú lâu trong cơ thể không chỉ đơn giản là hút mất các chất dinh dưỡng, vitamin, protein, sắt… khiến cơ thể suy nhược, thiếu máu, thiếu sắt, ảnh hưởng trực tiếp đến chuyện học tập và làm việc, mà còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như viêm loét ruột, viêm đường mật, tắc ruột, viêm tụy cấp…

Vì thế, bạn nên thực hiện tẩy giun định kỳ cho con, với thời gian 6 tháng một lần. Tuy nhiên không chỉ cần thực hiện tẩy giun cho trẻ mà nên tẩy giun đồng loạt cho các thành viên trong gia đình cùng thời điểm để tránh lây nhiễm trứng giun.

Cần lưu ý, tẩy giun cần đúng định kỳ không nên trước 6 tháng hoặc sau 6 tháng vì thời gian quá sớm hoặc quá dài đều không tốt. Vì nếu thời gian cho mỗi lần tẩy giun cách nhau vài năm có thể không loại bỏ hết giun ra khỏi cơ thể. Ngược lại, thời gian quá ngắn thì không cần thiết bởi nguy cơ tái nhiễm giun chưa xuất hiện. Quan niệm uống thuốc tẩy giun sẽ mòn ruột là sai lầm. Khoa học chưa chứng minh điều đó.

Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ nhiễm giun sán mọi người cần thực hiện vệ sinh bàn tay sạch sẽ trước ăn; đảm bảo nguồn thực phẩm sạch không bị nhiễm trứng giun; ăn chín uống sôi để không bị nhiễm giun sán…

Theo BS. Hoài Nam/Suckhoedoisong.vn

Theo Đời sống
Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Sỏi là các hạt cứng tồn tại trong cơ thể con người ở các vị trí khác nhau, được tạo thành từ muối, chất khoáng tồn đọng và kết tủa. Sự hiện diện của sỏi sẽ gây viêm nhiễm, đau và ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top