Báo Khoa học & Đời sống phối hợp cùng Công ty Safelife Việt Nam: Tặng 83.000 khẩu trang cho bộ đội biên phòng cùng 7 tỉnh chống Covid-19

(khoahocdoisong.vn) - Báo Khoa học & Đời sống (KH&ĐS) phối hợp cùng Công ty Safelife Việt Nam sẽ tặng 83.000 khẩu trang kháng khuẩn cao cấp, 8.000 lít nước sát khuẩn Anolyte, 3.000 chai cồn rửa tay khô... tới lực lượng biên phòng cùng 7 tỉnh có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Chiến sĩ bộ đội biên phòng phối hợp với kiểm dịch y tế hướng dẫn người dân làm thủ tục kiểm soát y tế, đo thân nhiệt khi nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế.

Chiến sĩ bộ đội biên phòng phối hợp với kiểm dịch y tế hướng dẫn người dân làm thủ tục kiểm soát y tế, đo thân nhiệt khi nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế.

Hiện nay, tình hình diễn biến của dịch Covid - 19 đang diễn biến ngày càng phức tạp. Trên thế giới đã ghi nhận gần 100.000 người nhiễm và gần 3.300 trường hợp tử vong. Đặc biệt, dịch bệnh đang lây lan rất nhanh ở nhiều quốc gia như Ý, Hàn Quốc, Iran, Mỹ...

Tại Việt Nam, ghi nhận từ Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống Covid-19 cho biết, trong 20 ngày có qua, không xuất hiện thêm ca nhiễm mới. Thành quả trên là nhờ sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống các cấp chính quyền, làm tốt công tác từ ngăn chặn, cách ly, đến điều trị cơ bản.

Khan hiếm thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế

Theo ThS.BS Trần Thu Nguyệt, Vụ phó Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng Bộ Y tế, nhân viên y tế đang thiếu hụt trang bị bảo hộ cá nhân gồm: Găng tay y tế, khẩu trang y tế, mặt nạ chuyên dụng, kính bảo hộ, áo choàng, tạp dề. Sự khan hiếm thiết bị bảo hộ đẩy các nhân viên y tế - lực lượng tuyến đầu trong cuộc chiến chống Covid-19 đến những nguy hiểm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính trên toàn thế giới, trong cuộc chiến với Covid-19, mỗi 01 tháng, các nhân viên y tế cần:  2,3 triệu khẩu trang N95; 89 triệu khẩu trang y tế; 30 triệu áo choàng chuyên dụng; 1,59 triệu kính bảo vệ; 76 triệu đôi găng tay y tế; 2,9 triệu lít dung dịch sát khuẩn tay...

Là nước tiếp giáp với Trung Quốc - quốc gia bùng phát và quy mô dịch cũng đang lớn nhất - Việt Nam cũng chịu nhiều sức ép trong ngăn chặn dịch lây lan. Trong đó, lực lượng Bộ đội Biên phòng đang ngày đêm căng mình tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các đường mòn, lối mở, những điểm có nguy cơ người dân xuất nhập cảnh trái phép, quyết tâm không để dịch Covid-19 xâm nhập qua biên giới.

Đến nay, lực lượng biên phòng đã kiện toàn 7 bệnh viện dã chiến; 14 tổ chuyên khoa tăng cường của các bệnh viện quân y; 5 đội phòng, chống dịch; 154 tổ phòng, chống dịch; 20 đội cơ động phòng, chống dịch của các bệnh viện; chuẩn bị 1.500 giường sẵn sàng tiếp nhận, cách ly, điều trị người bệnh.

Quân đội cũng huy động cán bộ, nhân viên chiến sĩ các đơn vị toàn quân chuẩn bị doanh trại, cơ sở vật chất, sẵn sàng phục vụ cho việc tiếp nhận, cách ly công dân Việt Nam từ Trung Quốc và các nước có dịch trở về Việt Nam... Tuy nhiên, điều kiện địa hình khu vực biên giới phía Bắc hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, các điểm chốt, chặn của Bộ đội Biên phòng chủ yếu là các lều bạt dã chiến, điều kiện ăn ở, sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn...

Bên cạnh đó, đường biên giới dài, nhiều đường mòn qua biên giới, một bộ phận không nhỏ người dân có tâm lý sợ khi về nước sẽ phải tập trung cách ly 14 ngày nên tìm mọi cách lẩn tránh cơ quan chức năng, rất khó khăn cho công tác kiểm soát, ngăn chặn triệt để các hoạt động qua lại biên giới trái phép.

Tính đến nay, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tổ chức hơn 500 chốt chặn ở các đường mòn, lối mở ở biên giới, huy động tăng cường 3.100 chiến sĩ cho công tác tuần tra biên giới.

Các tổ chốt chặn này được thực hiện sát khuẩn theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Tuy nhiên, số lượng trang thiết bị vật tư cho công tác phòng chống dịch như khẩu trang, dung dịch sát khuẩn hiện nay chưa đủ đáp ứng nhu cầu.

Một trong những khó khăn chính hiện nay là trang bị, hóa chất phòng dịch, tài liệu tuyên truyền còn thiếu so với nhu cầu tại các đơn vị (khẩu trang, trang phục chống dịch, nhiệt kế hồng ngoại...). Việc mua sắm các mặt hàng trên gặp nhiều khó khăn do thị trường khan hiếm.

Trung tá Đoàn Ngọc Báu, Phó Trưởng phòng Vận động quần chúng, Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, ngoài việc trang bị cho các cán bộ, chiến sĩ biên phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng còn phải chia sẻ các trang thiết bị bảo hộ cho người dân vùng biên, phục vụ công tác tuyên truyền, vận động hướng dẫn người dân. Đồng thời, còn phải chia sẻ với lực lượng bảo vệ biên giới với nước bạn Trung Quốc.

Đặc biệt, nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo “chống dịch như chống giặc” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Báo KH&ĐS phối hợp cùng Công ty Safelife Việt Nam tặng 83.000 khẩu trang kháng khuẩn cao cấp, 8.000 lít nước sát khuẩn Anolyte, 3.000 chai cồn rửa tay khô tới Bộ đội Biên phòng, y tế, hải quan, công an... để đóng góp một phần và động viên kịp thời nỗ lực phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Dự kiến, Báo KH&ĐS phối hợp cùng Công ty Safelife Việt Nam sẽ tặng lực lượng biên phòng 15.000 chiếc khẩu trang, 1.000 lít nước sản khẩn Anolyte và 500 chai cồn rửa tay khô. Ngoài ra, 7 tỉnh như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Giang và Thanh Hóa cũng sẽ được tặng mỗi tỉnh khoảng 10.000 chiếc khẩu trang, 1.000 lít nước sát khuẩn và 300 chai cồn rửa tay khô để hỗ trợ chống dịch Covid-19. Toàn bộ số hàng nói trên sẽ được chuyển đến các địa phương và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng ngay trong tháng 3/2020.

Khẩu trang do Công ty Safelife Việt Nam sản xuất và trao tặng là dòng sản phẩm khẩu trang chống bụi mịn đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam. Sản phẩm khẩu trang này đạt tiêu chuẩn N95+ của châu Âu có khả năng ngăn hơn 95% bụi mịn nguy hại.

Sản phẩm khẩu trang Safelife được làm từ chất liệu vải không dệt, với 7 lớp vải lọc bụi, được bổ sung thêm 1 miếng bọt biển đảm bảo ôm khít mũi và ngăn tối đa bụi mịn xâm nhập hệ hô hấp. Ngay cả van thở 1 chiều cũng được làm từ chất liệu silicon trong suốt loại có giá thành cao nhất và chất lượng tốt nhất. Khẩu trang có thể dùng trong 70 giờ liên tục và có thể giặt để tái sử dụng nhiều lần.

Theo Đời sống
Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng, có nhiều bệnh lý kèm theo như viêm gan, xơ gan, tim mạch, dạ dày... Đặc biệt, nhiều bệnh nhân bị sảng run với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc,…
back to top