Báo động tình trạng vô sinh, hiếm muộn

(Khoahocdoisong.vn) - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo vô sinh là căn bệnh nguy hiểm thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch ở thế kỷ XXI.

<!-- main content --> <div> <p><strong>Sau 10 năm, số ca điều trị v&ocirc; sinh tăng gấp 20 lần</strong><br /> <br /> Để t&igrave;m hiểu về thực trạng v&ocirc; sinh, hiếm muộn, Bệnh viện Phụ sản trung ương v&agrave; Trường Đại học Y H&agrave; Nội đ&atilde; triển khai một nghi&ecirc;n cứu với sự tham gia của hơn 14.300 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49 tuổi) ở 8 tỉnh đại diện cho 8 v&ugrave;ng sinh th&aacute;i của nước ta. Kết quả cho thấy, tỷ lệ v&ocirc; sinh của c&aacute;c cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ l&agrave; 7,7%. Điều đ&oacute; c&oacute; nghĩa l&agrave; nước ta c&oacute; khoảng 700.000 đến 1 triệu cặp vợ chồng v&ocirc; sinh. Đ&aacute;ng b&aacute;o động c&oacute; khoảng 50% cặp vợ chồng v&ocirc; sinh c&oacute; độ tuổi dưới 30.<br /> <br /> Ngay tại Trung t&acirc;m Hỗ trợ sinh sản (Bệnh viện Phụ sản trung ương), nếu như khoảng 10 năm trước, mỗi tuần tại đ&acirc;y tiếp nhận từ 2 đến 3 cặp vợ chồng đến điều trị c&aacute;c vấn đề về v&ocirc; sinh hoặc hiếm muộn th&igrave; đến thời điểm hiện tại, con số n&agrave;y đ&atilde; tăng l&ecirc;n từ 40 đến 60 cặp vợ chồng (gấp 20 lần).&nbsp;<br /> <br /> &Ocirc;ng Nguyễn Khắc Lợi, Gi&aacute;m đốc Bệnh viện Nam học v&agrave; Hiếm muộn H&agrave; Nội cho biết, c&aacute;c trường hợp vợ chồng bị hiếm muộn rất đa dạng với nhiều nguy&ecirc;n nh&acirc;n kh&aacute;c nhau, c&oacute; thể do vợ, do chồng hoặc do cả hai. Với người vợ nguy&ecirc;n nh&acirc;n hay gặp nhất l&agrave; tắc hai v&ograve;i tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, bất thường tử cung, lạc nội mạc tử cung&hellip; Với người chồng thường do bất thường số lượng, chất lượng tinh tr&ugrave;ng, trong đ&oacute; nguy&ecirc;n nh&acirc;n hay gặp nhất l&agrave; gi&atilde;n tĩnh mạch tinh hoặc kh&ocirc;ng c&oacute; tinh tr&ugrave;ng do tắc ống dẫn tinh, xuất tinh ngược.<br /> <br /> Ngo&agrave;i những nguy&ecirc;n nh&acirc;n chủ quan, theo b&aacute;c sĩ Hồ Sỹ H&ugrave;ng, Ph&oacute; Gi&aacute;m đốc Trung t&acirc;m Hỗ trợ sinh sản (Bệnh viện Phụ sản trung ương), đa số nguy&ecirc;n nh&acirc;n v&ocirc; sinh do kh&aacute;ch quan đưa lại l&agrave; lối sống của cả hai giới. Ở nam giới, h&uacute;t thuốc l&aacute;, uống nhiều bia rượu&hellip; c&ugrave;ng với chế độ ăn uống, sinh hoạt kh&ocirc;ng l&agrave;nh mạnh như thức khuya nhiều v&agrave; c&aacute;c yếu tố t&aacute;c động từ m&ocirc;i trường l&agrave;m giảm số lượng tinh tr&ugrave;ng v&agrave; tinh tr&ugrave;ng bị bất thường. Ở nữ giới, việc vi&ecirc;m nhiễm phần phụ chủ yếu do vệ sinh cơ quan sinh dục kh&ocirc;ng tốt, nạo h&uacute;t thai nhiều, sử dụng c&aacute;c biện ph&aacute;p tr&aacute;nh thai kh&ocirc;ng hợp l&yacute; đ&atilde; dẫn tới v&ocirc; sinh.<br /> <br /> &ldquo;Hiện xu thế v&ocirc; sinh gặp nhiều hơn ở người trẻ nhưng cũng gặp cả ở người lớn tuổi. Đ&oacute; l&agrave; t&igrave;nh trạng chung của x&atilde; hội đang ph&aacute;t triển khi ng&agrave;y c&agrave;ng nhiều người ngại lập gia đ&igrave;nh, phấn đấu sự nghiệp n&ecirc;n sinh con muộn. Tới khi t&iacute;nh đến việc c&oacute; con th&igrave; khả năng sinh sản đ&atilde; giảm. Thậm ch&iacute;, c&oacute; trường hợp sinh con đầu ti&ecirc;n, rồi cả chục năm mới t&iacute;nh tiếp tục mang thai nhưng lại l&acirc;m v&agrave;o t&igrave;nh trạng v&ocirc; sinh thứ ph&aacute;t&rdquo;, b&aacute;c sĩ Hồ Sỹ H&ugrave;ng n&oacute;i.<br /> <br /> <strong>Ph&aacute;t hiện c&agrave;ng sớm, th&agrave;nh c&ocirc;ng c&agrave;ng cao</strong></p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Báo động tình trạng vô sinh, hiếm muộn - ảnh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/06/2_fzsb.jpg" /> <p>&nbsp;B&aacute;c sĩ Bệnh viện Nam học v&agrave; Hiếm muộn H&agrave; Nội tư vấn cho c&aacute;c trường hợp v&ocirc; sinh, hiếm muộn</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Vấn đề v&ocirc; sinh, hiếm muộn đang trở th&agrave;nh một g&aacute;nh nặng của ng&agrave;nh Y tế Việt Nam. Tại nhiều bệnh viện, kh&ocirc;ng &iacute;t trường hợp phải mất 5-10 năm để chữa trị v&ocirc; sinh. Thậm ch&iacute;, c&oacute; những trường hợp kh&ocirc;ng may mắn, sẽ kh&ocirc;ng bao giờ được thực hiện thi&ecirc;n chức l&agrave;m cha, l&agrave;m mẹ. Trước nhu cầu điều trị v&ocirc; sinh, hiếm muộn ng&agrave;y c&agrave;ng tăng, c&aacute;c y, b&aacute;c sĩ Việt Nam đ&atilde; nỗ lực nghi&ecirc;n cứu v&agrave; ứng dụng nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, phương ph&aacute;p điều trị v&ocirc; sinh ti&ecirc;n tiến nhất.&nbsp;<br /> <br /> B&aacute;c sĩ L&ecirc; Thị Thu Hiền (Ph&oacute; Gi&aacute;m đốc Bệnh viện Nam học v&agrave; Hiếm muộn H&agrave; Nội) cho rằng, với những ca kh&oacute;, tưởng chừng v&ocirc; vọng nhưng cuối c&ugrave;ng vẫn c&oacute; thể th&agrave;nh c&ocirc;ng, mang lại niềm hạnh ph&uacute;c v&ocirc; bờ bến cho nhiều cặp vợ chồng cũng ch&iacute;nh l&agrave; động lực để y, b&aacute;c sĩ nỗ lực nhiều hơn. Hiện bệnh viện đ&atilde; thực hiện th&agrave;nh c&ocirc;ng 31% ca c&oacute; thai trong bơm tinh tr&ugrave;ng v&agrave;o buồng tử cung (IUI), 42% ca c&oacute; thai trong chuyển ph&ocirc;i tươi, 63% ca chuyển ph&ocirc;i đ&ocirc;ng lạnh.&nbsp;<br /> <br /> Ngo&agrave;i ra, bệnh viện cũng đ&atilde; thực hiện th&agrave;nh c&ocirc;ng cho nhiều ca v&ocirc; sinh &ldquo;đặc biệt&rdquo;, đ&oacute; l&agrave; thụ tinh trong ống nghiệm với tinh tr&ugrave;ng của người đ&atilde; mất, chồng bị liệt nửa người, bệnh nh&acirc;n nữ c&oacute; bất thường tử cung như tử cung đ&ocirc;i&hellip;&nbsp;<br /> <br /> Hiện bệnh viện đang triển khai nhiều kỹ thuật mới như: Kỹ thuật Micro Tese gi&uacute;p t&igrave;m tinh tr&ugrave;ng diện rộng, &aacute;p dụng cho những trường hợp v&ocirc; sinh do hai tinh ho&agrave;n teo hay kỹ thuật nu&ocirc;i ph&ocirc;i gi&uacute;p người mẹ hiếm muộn &iacute;t bị sảy thai, hạn chế khả năng đa thai, loại bỏ nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh...<br /> <br /> V&ocirc; sinh, hiếm muộn nếu ph&aacute;t hiện sớm v&agrave; điều trị kịp thời th&igrave; khả năng chữa khỏi c&agrave;ng cao nhờ c&aacute;c tiến bộ trong c&ocirc;ng nghệ hỗ trợ sinh sản hiện nay. Ngo&agrave;i ra, ở cả hai giới nam v&agrave; nữ cần thực hiện lối sống l&agrave;nh mạnh, tr&aacute;nh quan hệ t&igrave;nh dục sớm (trong độ tuổi vị th&agrave;nh ni&ecirc;n) v&agrave; bừa b&atilde;i, kh&ocirc;ng lạm dụng rượu bia, thuốc l&aacute;&hellip; để ph&ograve;ng tr&aacute;nh nguy cơ v&ocirc; sinh l&agrave; điều giới trẻ cần lưu &yacute;.</p> <p><em>&Ocirc;ng Nguyễn Khắc Lợi, Gi&aacute;m đốc Bệnh viện Nam học v&agrave; Hiếm muộn H&agrave; Nội: Một cặp vợ chồng được coi l&agrave; hiếm muộn, v&ocirc; sinh khi mong muốn c&oacute; con, chung sống với nhau b&igrave;nh thường, kh&ocirc;ng sử dụng biện ph&aacute;p tr&aacute;nh thai m&agrave; sau một năm vẫn kh&ocirc;ng c&oacute; thai. Khi c&oacute; dấu hiệu như vậy, c&aacute;c cặp vợ chồng n&ecirc;n đi kiểm tra sức khỏe sinh sản để c&oacute; thể được can thiệp kịp thời trước khi qu&aacute; muộn.</em></p> </div> <!-- end article main content -->

Theo ngaynay.vn
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top