Báo cáo Brereton: những tội ác chiến tranh của đặc nhiệm Úc ở Afghanistan

(khoahocdoisong.vn) - Tại Úc, một cuộc điều tra đặc biết đã phát hiện ra "những bằng chứng đáng tin cậy" cho thấy, các quân nhân thuộc lực lượng đặc biệt nước này đã thực hiện hành vi giết người và cố ý che đậy tội ác chiến tranh ở Afghanistan.

Bản báo cáo do tổng thanh tra Các lực lượng Quốc phòng Úc ký James Gaynor, CSC, công bố ngày 18/11 được gọi là báo cáo Brereton (theo tên của sĩ quan điều tra) công bố một số hành vi tội ác, nhưng cũng giải phóng các lãnh đạo cao cấp của các lực lượng quốc phòng Úc khỏi các trách nhiệm.

Trang đầu bản báo cáo của tổng thanh tra quân đội Úc về các hoạt động ở Afghanistan

Trang đầu bản báo cáo của tổng thanh tra quân đội Úc về các hoạt động ở Afghanistan

Báo cáo công bố, 39 người Afghanistan đã bị lực lượng đặc biệt Australia sát hại trong 23 vụ việc. Hai người nữa bị đối xử tàn nhẫn. Những hành vi này thường xuyên diễn ra với sự đồng lõa từ các chỉ huy nhóm tuần tra.

Những bài huấn luyện quân nhân cũng tạo điều kiện cho việc “đổ máu” mà bài tập đầu tiên là hạ gục mục tiêu. Cuộc điều tra cũng phát hiện thêm có những hành vi tra tấn.

Một trong những đơn vị thuộc Lực lượng Không quân Đặc biệt có liên quan đến những cáo buộc này sẽ bị giải tán bởi Tổng tham mưu trưởng Quân đội Úc.

Cuộc điều tra của Thiếu tướng Paul Brereton về những hành vi này kéo dài 4 năm.

Khoảng thời gian điều tra các vụ giết người là từ năm 2006 đến năm 2013. Brereton cũng công bố một số lý do, tại sao phải mất quá nhiều thời gian để bản báo cáo được đưa ra ánh sáng. Nguyên nhân chính là các chỉ huy tin tưởng cấp dưới trong điều kiện chiến trường và bảo vệ nhân viên trong quá trình điều tra.

Các đội tuần tra đã triệt để khai thác điều này để giấu diếm thông tin. Quân nhân tuyệt đối tuân mệnh lệnh vì chỉ huy tuần tra là "á thần" có thể thúc đẩy hoặc phá vỡ sự nghiệp của quân nhân, viễn cảnh trở thành "quả chanh" đã qua sử dụng là một thực tế tàn khốc.

Brereton nói rằng hoàn cảnh thực hiện của mỗi quân nhân, nếu được bồi thẩm đoàn xem xét, sẽ cấu thành tội ác chiến tranh, hành vi giết người có chủ ý.

Trong tất cả các trường hợp, báo cáo cho thấy "đã hoặc có thể thấy rõ ràng rằng người bị giết là một người không tham chiến". Tổng tham mưu trưởng Lực lượng quốc phòng, tướng Angus Campbell, nói rằng trong mỗi trường hợp, hành vi cố ý giết người là không thể tranh cãi.

 “Không ai bị cáo buộc là hành vi xảy ra trong những trường hợp mà ý định của họ không rõ ràng, bị nhầm lẫn hoặc nhầm lẫn,” ông nói. “Những người được hỏi trong cuộc điều tra đều hiểu rõ luật quốc tế trong xung đột vũ trang và những quy tắc tiến hành các hoạt động quân sự mà họ thực hiện.”

Bản báo cáo cũng cho thấy, có những quy luật bất thành văn che đậy những hành vi tội phạm. Ví dụ như cuộc tuần tra tách biệt với các chỉ huy cấp trên và với các cuộc tuần tra khác, che giấu những hoạt động trên chiến trường.

Các báo cáo chiến dịch cũng được "làm sạch" để khiến người đọc thấy được, các lực lượng đặc biệt đang tuân thủ luật xung đột vũ trang.

Báo cáo Brereton nhận xét: “Các bản tóm tắt hoạt động và các báo cáo khác thường không báo cáo thực sự và chính xác các sự kiện của những cuộc hành quân, ngay cả khi các cuộc hành quân này vô tội và hợp pháp, thường xuyên được tô điểm, sử dụng ngôn ngữ 'soạn sẵn' để chủ động chứng minh sự tuân thủ rõ ràng các nguyên tắc tiến hành các hoạt động tác chiến, giảm thiểu rủi ro thu hút sự quan tâm của các cơ quan chỉ huy cấp cao hơn”.

Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Quốc phòng Úc Angus Campbell ngỏ lời xin lỗi tới người dân Afghanistan.

Ông mô tả hành vi bị cáo buộc là "đáng xấu hổ", "vô cùng quan ngại" và "kinh hoàng". Tướng Brereton, người đứng đầu cuộc điều tra, mô tả đây là "sự ô nhục và là một sự phản bội lớn" đối với tất cả những mục đích, tôn chỉ của Lực lượng Quốc phòng Úc.

Khi được hỏi sẽ nói gì với gia đình của những người đã chết, tướng Campbell nói:

“Tôi thành thật xin lỗi về sự mất mát của họ và tôi có thể hình dung ra nỗi đau, sự đau khổ và sự tổn thất mà mất mát đó đã gây ra, sự không thể tin được điều đó có thể xảy ra” - ông nói - “tôi chân thành xin lỗi họ và mong muốn tìm cách đền bù”.

Không một quân nhân nào, được phỏng vấn trong khuôn khổ cuộc điều tra không biết hoặc không rõ rằng hành vi trong những vụ việc đã xảy ra là trái pháp luật.

Brereton viết: “Lịch sử đã dạy rằng, nếu không giải quyết được toàn diện những cáo buộc và dấu hiệu vi phạm Luật xung đột vũ trang khi chúng bắt đầu xuất hiện và lan rộng, đó sẽ là thảm họa”.

“Điều đó khiến cho sự hình thành những cáo buộc giả mạo, những hành vi phạm pháp mà không bị trừng phạt theo luật pháp. Hậu quả của việc không giải quyết những cáo buộc có thể sẽ xuất hiện trong những năm tiếp theo".

Cuộc điều tra không phải lúc nào cũng có thể xác định được ai là người chịu trách nhiệm cho nhưng vụ giết người khi thi hành công vụ, nhưng sự duy trì "quy tắc im lặng", có nghĩa là tất cả những người có mặt trong cuộc hành quân là đồng lõa.

Theo TGO
back to top