Bán thuốc Senoxyd-Q10 gần hết hạn sử dụng, Bệnh viện Ung bướu TPHCM nói gì?

(khoahocdoisong.vn) - Trước những thông tin khoảng 30.000 viên thuốc Senoxyd-Q10 bán cho bệnh nhân ung thư khi gần hết hạn sử dụng, Bệnh viện Ung bướu TPHCM khẳng định, tất cả thuốc của đợt giao hàng ngày 24/2/2020 đã được cung ứng hết cho bệnh nhân khi còn hạn sử dụng theo đúng quy định pháp luật.

Nhà thuốc Bệnh viện Ung bướu có ký hợp đồng nguyên tắc với Công ty Cổ phần Delap Sài Gòn, địa chỉ số 402 Nguyễn Duy Dương, phường 9, quận 10 (HĐ số 08/HĐNT-2020/BVUB-Delap ngày 4/7/2019) về việc mua thuốc Senoxyd-Q10.

Đơn thuốc cuối được cấp cho bệnh nhân là vào ngày 28/4/2020, do đó, toàn bộ thuốc nhập vào ngày 24/2/2020 đều đã được cung ứng lại cho bệnh nhân khi còn hạn sử dụng.

Đơn thuốc cuối được cấp cho bệnh nhân là vào ngày 28/4/2020, do đó, toàn bộ thuốc nhập vào ngày 24/2/2020 đều đã được cung ứng lại cho bệnh nhân khi còn hạn sử dụng.

Trong hợp đồng nguyên tắc có điều khoản ràng buộc trách nhiệm của bên B (Công ty Công ty Cổ phần Delap Sài Gòn) “cam kết hạn sử dụng còn lại của thuốc tính từ thời điểm cung ứng cho bên A bảo đảm tối thiểu còn 6 tháng đối với thuốc có hạn dùng từ 2 năm trở lên; 3 tháng đối với thuốc có hạn dùng từ 1 - 2 năm; 1/4 hạn dùng đối với thuốc có hạn dùng dưới 1 năm”. Điều khoản trên không chỉ áp dụng với hợp đồng này mà Nhà thuốc Bệnh viện Ung bướu còn đưa vào trong tất cả hợp đồng nguyên tắc về mua sắm thuốc khác.

Đối với lần nhập thuốc Senoxyd-Q10 vào ngày 24/02/2020, bộ phận nhận thuốc đã ghi nhận chất lượng cảm quan đạt và ghi nhận thuốc còn hạn sử dụng (đến 3/6/2020) nên đã đồng ý nhận hàng.

Không phải lỗi cố ý hay "bắt tay"

Theo ThS.BSCKII Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM, qua rà soát toàn bộ các thuốc đã tiếp nhận ở nhà thuốc bệnh viện trong thời gian qua, đây chỉ là là một vụ việc đơn lẻ, và do sơ suất của cả hai bên, không phải lỗi cố ý hay “bắt tay”.

Theo Luật Dược số 105/2016/QH13 thông qua ngày 6/4/2016, tại khoản 31 Điều 2 có quy định: “Hạn dùng của thuốc là thời gian sử dụng ấn định cho thuốc mà sau thời hạn này thuốc không được phép sử dụng”, như vậy, căn cứ theo Luật Dược, chỉ có quy định về hạn dùng của thuốc, không có quy định thuốc gần hết hạn sử dụng hay thuốc cận “date”.

ThS.BSCKII Lê Anh Tuấn giải thích thêm, việc ghi thêm hạn dùng phải còn 6 tháng đối với thuốc có hạn sử dụng trên 2 năm vào trong hợp đồng là nhằm để bảo đảm nhà thuốc bệnh viện có đủ thời gian tối thiểu để cung ứng thuốc cho bệnh nhân khi thuốc vẫn còn hạn theo quy định của pháp luật. Giảm thiểu lãng phí do thuốc hết hạn phải hủy. Căn cứ theo các quy định pháp luật, không có điều khoản quy định thuốc còn bao nhiêu hạn dùng thì được nhập vào nhà thuốc. Thuốc còn hạn dùng, đảm bảo về chất lượng cảm quan được phép lưu hành trên thị trường.

“Đây là một trường hợp vi phạm hợp đồng xảy ra do sơ suất trong khâu xuất hàng và kiểm nhận. Cả công ty lẫn nhân viên nhà thuốc không đối chiếu các điều khoản hợp đồng đã ký kết mà chỉ kiểm tra chất lượng, số lượng theo đơn đặt hàng và hạn dùng để tiến hành giao nhận. Bệnh viện đã tiến hành kiểm điểm các nhân sự liên quan và có biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm hợp đồng của công ty”, ThS.BSCKII Lê Anh Tuấn cho biết thêm.

Dù vậy, đối chiếu theo hợp đồng nguyên tắc 08/HĐNT-2020/BVUB-Delap ngày 4/7/2019 và theo quy định chung của Nhà thuốc Bệnh viện Ung bướu, việc giao nhận thuốc này là không đúng theo hợp đồng. Sơ suất xảy ra là do sự thiếu phối hợp trong các bộ phận liên quan đến việc giao nhận thuốc khi người tiếp nhận thuốc trực tiếp không nắm rõ nội dung hợp đồng. Sau khi phát hiện sự cố, nhà thuốc đã rà soát toàn bộ các thuốc nhập vào trong thời gian quan và khẳng định đây chỉ là trường hợp cá biệt, xảy ra là do sơ suất và thiếu phối hợp.

Bệnh viện Ung bướu TPHCM cũng đã yêu cầu các nhân sự liên quan kiểm điểm. Theo đó, nhân viên nhận thuốc đã dựa theo đơn đặt hàng, chỉ kiểm tra số lượng, đơn giá, chất lượng cảm quan, hạn dùng của thuốc mà không đối chiếu với các điều khoản khác trong hợp đồng nguyên tắc. Bệnh viện sẽ xem xét trách nhiệm và có chế tài phù hợp theo quy định đối với các nhân sự có liên quan.

Về tình hình sử dụng thuốc Senoxyd-Q10 nhập ngày 24/2/2020, ThS.BS.CKII Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM khẳng định, nhà thuốc Bệnh viện Ung bướu đã nhượng lại toàn bộ cho bệnh nhân theo đơn của bác sĩ. Đơn thuốc cuối được cấp cho bệnh nhân là vào ngày 28/4/2020. Do đó, toàn bộ thuốc nhập vào ngày 24/2/2020 đều đã được cung ứng lại cho bệnh nhân khi còn hạn sử dụng.

Công ty Cổ phần Delap Sài Gòn sẽ không được đấu thầu trong vòng 12 tháng

Bệnh viện cũng đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Delap Sài Gòn. Công ty đã thừa nhận có sơ sót do nhân viên thủ kho không rà soát các điều khoản của hợp đồng nguyên tắc mà thấy thuốc còn hạn dùng thì xuất cho nhân viên giao nhận mang giao cho Nhà thuốc Bệnh viện.

Trong buổi làm việc, đại diện pháp luật của Công ty xác nhận lãnh đạo Công ty không biết việc vi phạm hợp đồng vào thời điểm giao đơn hàng ngày 24/2/2020 và phía Công ty không có bất cứ tác động gì đối với nhân viên Bệnh viện Ung bướu TPHCM để được giao nhận hàng sai quy định trong hợp đồng. Sự việc xảy ra là do sơ suất chủ quan của cả 2 bên, không phải là lỗi cố ý.

Kết luận buổi làm việc với đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Delap Sài Gòn, Ban Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM nhận định Công ty Cổ phần Delap Sài Gòn đã vi phạm điều khoản cam kết về hạn dùng của thuốc trong Hợp đồng nguyên tắc 08/HĐNT-2020/BVUB-Delap ngày 4/7/2019.

Ban Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM quyết định áp dụng biện pháp chế tài “yêu cầu Công ty không tham gia đấu thầu, cung ứng thuốc cho nhà thuốc Bệnh viện Ung bướu và khoa Dược, Bệnh viện Ung bướu TPHCM trong vòng 12 tháng kể từ ngày 9/9/2020”.

Tuy thuốc Senoxyd-Q10 đã được nhượng lại cho bệnh nhân khi còn hạn sử dụng đúng theo quy định của pháp luật. Bệnh viện vẫn phải rút kinh nghiệm và rà soát lại toàn bộ quy trình của mình. Sau sự cố với thuốc Senoxyd-Q10, toàn thể nhân viên liên quan đã bị nhắc nhở cần tuân thủ sát quy trình kiểm nhập thuốc. Sắp tới, Nhà thuốc Bệnh viện Ung bướu sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy trình, tăng cường áp dụng Công nghệ thông tin trong quản lý xuất nhập, quản lý sử dụng thuốc, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, phối hợp. Bệnh viện cũng đã có báo cáo giải trình sự việc cho Thanh tra Sở Y tế TPHCM. 

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top