Bạn không thể tin, giầy dép ảnh hưởng đến bàn chân thế này!

(khoahocdoisong.vn) - Giầy dép không chỉ là mặt hàng thời trang mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đôi chân. Tuy nhiên, việc sử dụng giầy dép không phù hợp hoặc không vừa vặn có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng cho bàn chân, khớp...

Bàn chân của chúng ta là bộ phận thiết yếu của cơ thể con người cho phép chúng ta đi, chạy và nhảy. Chúng ta thường không quan tâm đôi chân của mình cho đến khi một rối loạn đau nhức. Những phân tích về giầy dép giúp bạn giữ đôi chân khoẻ mạnh.

Vẹo ngón, biến dạng móng chân

Giầy cao gót có thể được tìm thấy trong tủ của hầu hết phụ nữ. Tuy nhiên, việc sử dụng giầy cao gót có thể là nguyên nhân gây đau chân. Áp lực lên các xương ngón chân của bàn chân (phía trước bàn chân) tăng lên khi đi giầy cao gót.

Theo thời gian, áp lực quá mức ở khu vực này có thể phát triển chai da hoặc chai cứng. Khi những vết chai cứng và dày lên, có thể gây đau. Ngoài ra, hầu hết giầy của phụ nữ có xu hướng quá hẹp, đặc biệt là xung quanh ngón chân.

Kết quả là, các ngón chân bị ép và có thể dẫn đến sự phát triển của các chứng vẹo ngón chân cái hoặc biến dạng móng chân.

Viêm cân gan chân

Nam giới cũng không phải là ngoại lệ do ảnh hưởng của giầy dép. Sự phổ biến của giầy "mũi nhọn" có thể dẫn đến cùng một vấn đề về đau chai da do khu vực ngón chân hẹp. Một số giầy da nam có đế cứng trong và ngoài có thể dẫn đến đau gót chân hoặc viêm cân gan chân.

PGS.BS Leon Foo, chuyên gia cơ xương khớp.

PGS.BS Leon Foo, chuyên gia cơ xương khớp.

Nhiễm trùng chân phổ biến 

Giầy cũng có thể gây nhiễm trùng khi không được vệ sinh chân hằng ngày. Nấm da chân (Athlete's foot) là bệnh nhiễm trùng chân phổ biến nhất. Sử dụng giầy lâu dài cùng với vệ sinh chân kém dẫn đến nhiễm nấm.

Nhiễm nấm có thể gây đau, nhưng chỉ thường là đau nhẹ nên đấy chưa phải là vấn đề nhiều người quan tâm nhất. Triệu chứng gây khó chịu hơn là ngứa. Một biểu hiện khác của nhiễm nấm là ở móng.

Bệnh nhân điển hình của nhiễm nấm chân là người lính quân đội, do họ có ít thời gian chăm sóc đôi chân kết hợp với việc sử dụng giầy ủng kéo dài.

Điều trị nhiễm nấm da thường không phức tạp. Tuy nhiên, nhiễm nấm móng thường khó tiêu diệt và có xu hướng mạn tính vì nhiễm trùng bị mắc kẹt dưới lớp sừng. Như vậy, phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn móng là cần thiết.

Hầu hết mọi người thường bỏ qua khâu chăm sóc bàn chân. Tuy nhiên, chỉ khi xảy ra sự cố đau đớn, chúng ta mới bắt đầu đánh giá cao tầm quan trọng của đôi chân mang lại cho chúng ta nhiệm vụ đơn giản là đi bộ.

Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, cần vệ sinh bàn chân hằng ngày, nên thay giầy cao gót và giầy ủng kín khi có điều kiện.

Đặc biệt, cần kiểm tra các bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, cứng khớp, giãn dây chằng… khi có dấu hiệu đau, tê, khó chịu. Đây là các bệnh phổ biến và có tỷ lệ gây tàn phế cao nhất hiện nay, đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa. Nếu phát hiện sớm và kịp thời sẽ hạn chế các ảnh hưởng ở mức cao nhất.

TƯ VẤN CÁC BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP & MẮT:

PGS.BS Leon Foo, chuyên gia cơ xương khớp và TS.BS Chua Wei Han, chuyên gia nhãn khoa cấp cao, thuộc Bệnh viện Mount Elizabeth, Parkway Singapore sẽ có buổi tư vấn miễn phí cho các bệnh nhân có nhu cầu vào chiều 23 tháng 5 năm 2019.

Để đăng ký trước, xin liên hệ: Văn phòng đại diện Y tế Parkway tại Hà Nội.

Tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội.

Hotline: 0988 155 855/084 308 3637/hoặc tại Singapore: (+65) 8259 9902

Tel: 024 3747 2729

Email: info@parkway.com.vn

FB: https://www.facebook.com/parkwayhanoi/

Theo Đời sống
back to top