Băn khoăn khi truyền máu có quan hệ huyết thống

(khoahocdoisong.vn) - Anh L.T.H. (Linh Đàm, Hà Nội) có người nhà nằm viện cần truyền máu, anh cứ băn khoăn về một thông tin nói rằng, không nên truyền máu nếu có quan hệ huyết thống như bố mẹ, con cái.

Anh L.T.H. (Linh Đàm, Hà Nội) có người nhà nằm viện cần truyền máu, anh cứ băn khoăn vì nghe nói, huyết thống trực hệ không thể truyền máu cho nhau bởi vì HLA (kháng nguyên bạch cầu) của tế bào tạo máu của người cho và người nhận tương tự nhau nên hệ miễn dịch của người nhận máu sẽ coi các tế bào lympho của người cho máu là bạn. Do đó, tế bào lympho của người cho máu sẽ nguyên phân nhân lên nhiều lần trong cơ thể người nhận máu, dần dần chiếm chỗ, tấn công lại máu chủ… 

Lời bàn: PGS.TS. Lý Tuấn Khải, Khoa Huyết học, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cho biết, điều quan trọng trước khi truyền các chế phẩm máu (hiện nay thường không truyền máu toàn phần, mà người bệnh thiếu gì truyền nấy, tuỳ theo người bênh có thể truyền khối hồng cầu, khối tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh…) đều phải làm xét nghiệm định nhóm máu ABO và Rh khi có chỉ định truyền đơn vị máu toàn phần, khối hồng cầu, khối tiểu cầu, khối bạch cầu. Sau đó sẽ chọn túi chế phẩm máu cùng nhóm máu ABO và Rh; tiến hành làm xét nghiệm hoà hợp miễn dịch giữa máu người nhận và túi chế phẩm máu, khi kết quả xét nghiệm hoà hợp miễn dịch âm tính thì mới truyền túi sản phẩm máu đó cho người bệnh. Do vậy, nếu người cùng huyết thống mà không cùng hệ nhóm máu cũng không thể truyền cho nhau được. Các tế bào máu nói chung và tế bào bạch cầu lympho nói riêng trong túi máu là các tế bào đã trưởng thành, chúng chỉ tồn tại trong máu tuần hoàn một thời gian nhất định (tuỳ loại tế bào, bạch cầu chỉ tồn tại trong máu tuần hoàn 4 - 8h và khoảng 4 - 5 ngày trong các mô cần chúng) và không có sự nhân lên ở các tế bào này. Do đó, sẽ không xảy ra các vấn đề như anh H. nghĩ.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top