Bán dâm cũng là con người, biết đau, cay xót chứ!

Nhiều lần, chúng tôi bị khách chửi: Mày chỉ là con phò, một con phò rẻ tiền thôi, mày hiểu chưa, tao muốn làm gì mày cũng được! Nhớ lại, thấy tủi cực, cay xót. Ừ thì bán dâm, nhưng chúng tôi cũng là con người mà. Đừng vứt chúng tôi bên lề xã hội”, chị Võ Thị Hồng Liên chia sẻ.

Không muốn bán dâm nhưng chưa thể bỏ

Lý do nào khiến chị chọn công việc bán dâm?

Bố tôi bị ngã giàn giáo, nằm liệt. Cùng năm, mẹ bị tai nạn giao thông, yếu, mất sức lao động. Dưới tôi còn ba em đang ăn học. Nghe bạn nói đi theo bạn bán hàng ở ngoài phố, lương cao, thế là tôi đi. Rồi dần dà vào nghề bán dâm. Tiền thuốc cho ba mẹ, tiền học cho các em đều trông vào tôi. Chỉ cần một tháng tôi không kiếm được tiền, cả nhà tôi sẽ chết đói.

Chị làm công việc này được bao năm rồi?

Tôi làm được 7 năm rồi.

Chị có thoải mái với công việc của mình không? Có bao giờ chị nghĩ sẽ chọn một công việc khác không?

Nghề của tôi, bị coi như hạ đẳng xã hội, có gì vui vẻ đâu mà thoải mái. Tôi cũng muốn chọn một công việc khác kiếm được tiền. Nhưng tôi chẳng có bằng cấp gì, đi làm công nhân, làm thuê thì cũng chỉ kiếm được đôi ba triệu một tháng. Mà số tiền tôi cần lại nhiều hơn thế, nên dẫu có muốn, tôi cũng chưa thể bỏ công việc bán dâm được.

Đang có đề xuất công nhận mại dâm như một nghề. Chị có biết thông tin này không? Suy nghĩ của chị thế nào về việc này?

Tôi có đọc báo chứ, có biết và có theo dõi cả trên facebook nhóm chúng tôi chia sẻ nữa. Bản thân tôi là người đang làm công việc bán dâm, tất nhiên tôi phải ủng hộ và mừng trước đề xuất đó rồi.

Vì thực sự, những người làm công việc như chúng tôi như thể đang ở bên lề xã hội vậy, chẳng được bảo vệ, bị người đời khinh miệt, coi rẻ, bị khách hàng cũng như chủ chứa lợi dụng, bóc lột, hành hạ. Nguy hiểm về sức khỏe cũng như tính mạng nữa.

Chị Hồng Liên luôn tự an ủi bản thân mình, nghĩ tới những điều tốt đẹp phía trước.

“Mày chỉ là một con phò rẻ tiền”

Chị đã từng bị bóc lột, hành hạ, gặp nguy hiểm như thế nào?

Ôi, nói về bóc lột, hành hạ thì nhiều lắm. Tôi từng bị chính chủ chứa cưỡng hiếp, quỵt tiền. Rồi chuyện bị khách đánh đập, yêu cầu làm những tư thế tình dục quái đản, khách trói chân tay, vừa quan hệ tình dục vừa đánh sưng cả mặt mũi, chửi mắng mình bằng những từ thô tục nhất, rồi khách uống thuốc kích dục, hành hạ suốt mấy giờ, gây đau đớn, không cho dùng bao cao su, khách đeo bi… thi thoảng lại gặp.

Có khách còn ép luôn cả mình uống thuốc, làm cho mình hưng phấn, nhưng sau một đêm thì rã rời thân xác, đau bộ phận sinh dục nhiều ngày mới hết.

Nhưng nhớ nhất là một lần tôi bị cưỡng hiếp tập thể, mà trong nghề gọi là “pháo dàn”. Tôi được khách đưa đến phòng khách sạn, không ngờ ở đó có 5 tên khác đang đợi. Hóa ra, chúng đều là đầu gấu cả. Bữa đó, tôi bị hành hạ tới sáng mà không được trả một đồng tiền công nào. Đòi còn bị chúng đánh, kề dao vào cổ dọa giết.

Có khi nào chị bị lâm vào tình trạng tính mạng bị đe dọa chưa?

Có chứ. Có lần tôi bị khách lôi vào trong nghĩa trang, ở đó cũng có 3 tên, chúng thay nhau cưỡng hiếp xong thì lột hết tiền lẫn điện thoại. Tôi bị đâm, chúng tưởng tôi chết rồi, nhưng sáng ra có người phát hiện, đưa tôi đi cấp cứu.

Chị đã vượt qua những điều đó như thế nào để tiếp tục công việc này?

Những tổn thương về thể xác cũng đau đớn, nhưng vẫn không bằng nỗi đau tinh thần. Những lúc khách bảo: “Mày chỉ là một con phò, con phò rẻ tiền thôi, tao muốn gì mày phải phục vụ tao” thì tủi nhục, cay xót không biết thế nào mà kể. Cả những lần bị cưỡng hiếp, đánh đập, đối xử như những con vật nữa.

Họ bắt mình quỳ, mình phục vụ đủ tư thế như thú vật, rồi họ chửi, họ khiến mình cảm thấy nhục nhã, như thứ cặn bã của xã hội. Mình đau, mình khóc, mình càng van xin họ thì họ lại càng thích, họ cười và làm mình đau hơn.

Tôi có cảm giác không được là con người, bị vứt ra khỏi ngoài lề xã hội. Những lúc đó, tôi chỉ biết khóc, tự nhủ không được mềm yếu, mình mà mềm yếu là cả nhà chết đói, nên lại gượng dậy. Nhiều lúc tôi phải uống thuốc an thần để không nghĩ, nhớ đến.

Không phải khách nào cũng đối xử tệ với mình. Cũng có khách đối xử rất tốt, rất nhẹ nhàng, họ coi mình như người yêu, người tình của họ vậy, nhất là khi tôi có chút khiếu nói chuyện, chia sẻ tâm sự với họ. Nhưng những khách như vậy ít lắm, chủ yếu vẫn là những khách mang tâm lý đã có tiền “mua mâm thì đâm cho thủng”, mình là người mua vui cho họ mà. Tôi có còn có một mối tình với một người khách. Người này có học, có công việc đàng hoàng, yêu tôi lắm, nhưng bản thân tôi lại mặc cảm, thấy không xứng với người ta. Nên tôi đã trốn, tránh không gặp mặt, dù trong lòng buồn, đau và rất nhớ người ấy.

Mong được đối xử như một con người

Chị có khi nào phản kháng lại không?

Tôi là gì mà dám phản kháng? Bản thân tôi và những người làm chung nghề này đều được chủ “nhồi” vào đầu là đã làm cái nghề mại dâm mạt hạng này rồi thì phải chiều người ta, người ta có tiền mua mình, người ta muốn làm gì chẳng được.

Nhiều khách, tôi có cảm tưởng họ bực bội cái gì sẵn trong người, họ chỉ tìm mình để trút hận, để xả. Vừa bước vào đến phòng là họ đấm, họ tát, họ chửi, họ đánh cho chảy máu mồm máu mũi rồi mới quan hệ tình dục. Rồi vừa quan hệ tình dục vừa đánh, vừa chửi.

Nhưng khổ thế, khổ nữa cũng dám kêu ai? Chẳng nhẽ lại chạy lên công an phường bảo: Anh ơi, em bán dâm, bị thằng nọ thằng kia đánh đập, cưỡng hiếp rồi quỵt tiền, cướp điện thoại à? Cái khổ của chúng tôi là chẳng biết dựa vào đâu để được bảo vệ. Nên đành cắn răng chịu đựng thôi. May mắn thì gặp được chủ chứa tốt, biết điều, còn không may thì cũng chấp nhận.

Chị mong ước điều gì? Có mơ ước, nghĩ sẽ thay đổi bằng một công việc khác hay không?

Tất nhiên, chẳng ai muốn làm cái nghề “bán trôn nuôi miệng” làm gì. Nếu có một công việc ổn định, có mức lương đủ để tôi cáng đáng được gia đình thì tốt quá. Mỗi lần về quê, mọi người xì xào, bàn tán, con í làm ở đèn đỏ đèn mờ về đó, tôi cũng ngượng lắm. Rồi chịu sự kỳ thị của xã hội.

Chắc cũng có nhiều người nghĩ rằng, đã chọn cái công việc bẩn thỉu này thì phải chịu, là lựa chọn của mình còn kêu ca gì. Tôi nghĩ, họ cũng có lý của họ. Nhưng trong lúc này, nói thật, tôi chưa thể bỏ công việc bán dâm này. Nếu có mong ước, thì tôi chỉ mong được đối xử, coi như một con người, được tôn trọng hơn.

Ừ thì bán dâm, nhưng chúng tôi cũng là con người, thân thể cũng biết đau, mọi người bị đánh đập đau thế nào thì chúng tôi cũng vậy thôi. Và tinh thần cũng bị tổn thương khi bị xúc phạm, nhục mạ chứ. Nhiều người cứ dày vò, coi chúng tôi như con vật vậy. Mà con vật cũng còn biết đau cơ mà.

Tôi mong chúng tôi được bảo vệ. Được khám sức khỏe, được tư vấn, khi cần hỗ trợ thì có thể gọi ai…

Và vì lẽ đó mà chị ủng hộ, thấy mừng với đề xuất coi mại dâm là nghề? Chị nghĩ sao trước ý kiến chị và những người làm công việc như chị có thể là nguyên nhân khiến hạnh phúc gia đình của những người phụ nữ khác bị phá hoại, làm băng hoại đạo đức xã hội?

Đi mua dâm có nhiều đối tượng, trong đó có nhiều trường hợp vợ bị bệnh, có tuổi, không đáp ứng được nhu cầu tình dục của chồng, trường hợp xa vợ, hoặc không có vợ, bạn tình… Những đối tượng đó, nếu chúng tôi sạch sẽ, khỏe mạnh, không có bệnh truyền nhiễm thì tôi nghĩ, việc chúng tôi làm chẳng có gì là xấu cả, chỉ giúp đỡ họ thỏa mãn nhu cầu sinh lý mà thôi.

Còn những người có vợ con, thì kể cả mại dâm có bị cấm, thì khi có ham muốn, thích của lạ, họ cũng vẫn tìm đến chúng tôi, tôi tiếp nhiều đối tượng như vậy rồi. Vậy ngộ nhỡ chúng tôi lây bệnh cho họ, thì đó mới là làm ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình họ. Còn nếu chúng tôi được đảm bảo an toàn, sạch sẽ, thì tôi nghĩ sẽ tốt hơn.

Trân trọng cảm ơn chị!

Tại tọa đàm “Có nên công nhận mại dâm là một nghề?” chiều 5/4, ông Phạm Ngọc Dũng, Phó trưởng phòng Chính sách, Phòng chống mại dâm (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), cho biết Việt Nam đang xem mại dâm là hoạt động bất hợp pháp. Hiện cả nước có khoảng 15.000 người bán dâm có hồ sơ quản lý.

Còn theo Tổ chức Lao động quốc tế, Việt Nam có khoảng 100.000 người bán dâm. Ngoài nữ, còn có nam, người đồng tính, người chuyển giới, người nước ngoài bán dâm. Họ hoạt động dưới nhiều hình thức, công khai, bí mật, có đường dây hoặc đơn lẻ, đáp ứng nhu cầu từ cao cấp tới bình dân..

Đề cập hướng quản lý người làm nghề mại dâm, luật sư Trần Tuấn Anh nhận định, mại dâm đang thả nổi và luôn bị “phạt cho tồn tại”. Đã đến lúc nhà nước cần thay đổi cách quản lý, thay vì phạt cho tồn tại thì thành lập một khu vực riêng, ngoài phạm vi đó là bất hợp pháp,

Về lộ trình sửa đổi dự thảo luật về phòng chống mại dâm, ông Phạm Ngọc Dũng cho biết hiện Cục Phòng chống tệ nạn xã hội mới trong giai đoạn nghiên cứu, lắng nghe dư luận xã hội để có cách nhìn nhận, đánh giá khách quan, từ đó tham mưu cho cấp trên về chính sách phù hợp. Dự thảo luật phải phù hợp Hiến pháp, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống HIV.

Mai Nguyễn (thực hiện)

Theo Đời sống
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
Báo in trong tòa soạn hội tụ đa phương tiện

Báo in trong tòa soạn hội tụ đa phương tiện

Quy trình sản xuất ấn phẩm báo in Khoa học và Đời sống trong tòa soạn hội tụ đa phương tiện từng bước được hoàn thiện ở mọi mặt, từ làm báo trên nền tảng số, đến bạn đọc có thể xem trang báo yêu thích trên điện thoại thông minh.
back to top