Bạn đã biết dùng sạc điện thoại?

Sạc điện thoại, một vật dụng tưởng như vô hại, đơn giản, dễ dùng, nhưng lại tiềm ẩn những nguy hiểm khôn lường, có thể lấy đi tính mạng bất cứ lúc nào nếu dùng sai cách.

Tử vong vì sạc điện thoại

Theo thông tin trên một số tờ báo, Công an huyện Như Thanh (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn xã Hải Long (huyện Như Thanh) vừa xảy ra một vụ điện giật làm một người tử vong. Sự việc trên xảy ra vào khoảng 9h ngày 3/8, nạn nhân là cô gái tên T. (SN 1996, trú thôn Đồng Xuân, xã Hải Long).

Nguyên nhân ban đầu được xác định là trong lúc T mang điện thoại đi sạc bị điện giật dẫn tới tử vong. Ngay sau khi sự việc xảy ra, Công an xã Hải Long đã tới hiện trường để làm rõ vụ việc và xác định, trong quá trình cắm sạc, tay chị T. đang ướt nước, sạc điện thoại bị hở dẫn tới nhiễm điện. Những trường hợp tử vong vì sạc điện thoại không hiếm.

KS Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự cho biết, chiếc sạc điện thoại tưởng là vô hại, nhưng lại chính là tử thần lấy đi sinh mạng mà ít người có thể ngờ tới. Nhiều gia đình cứ vô tư cắm sạc điện thoại ở ổ điện, cho trẻ con giằng co, nghịch chơi khi đang cắm điện. Với thiết kế đơn giản, độ an toàn thấp của các sạc điện thoại hiện nay thì việc điện giật và lấy đi tính mạng người dùng bất cứ lúc nào là điều dễ hiểu. KS Nguyễn Huy Bạo giải thích:

“Sạc điện thoại trước đây thường to và nặng hơn, đắt tiền hơn do sử dụng biến áp nguồn sơ cấp và thứ cấp, cách ly nguồn điện rất tốt. Sạc ngày nay nhỏ, mỏng, nhẹ hơn do sử dụng IC, linh kiện như tụ điện hay điện trở để hạ điện áp. Từ điện áp 220V trở thành điện áp 40V chỉ bằng những tụ điện nhỏ tí.

Tuy nhiên, các linh kiện này rất sễ chập, hỏng do sử dụng sai cách, thời tiết ẩm thấp, tiếp xúc phải nước… Khi linh kiện bị ngắt mạch, đồng nghĩa dòng điện ở dây cắm sạc là 220V. Không may cầm vào sạc, điện sẽ giật chết ngay tức khắc”.

Nói như thế để thấy các gia đình phải rất cẩn trọng khi sử dụng sạc điện thoại. Bình thường có thể không sao, nhưng các linh kiện này có thể hỏng bất cứ lúc nào. Khi đó, dòng điện không được giảm áp dẫn đến đầu ra của dây sạc có điện áp rất cao. Mà chuyện linh kiện bị ngắt mạch, chập, cháy là rất dễ.

Sạc điện thoại đúng cách

Sạc điện thoại thế nào là đúng cách, giúp pin bền lâu, không nguy hại đến sức khỏe là điều không nhiều người biết. KS Nguyễn Huy Bạo cho biết, đừng chờ đến khi điện thoại hết sạch pin mới cắm sạc và cũng đừng chờ đến khi điện thoại báo đầy pin đến 100% mới rút sạc ra. Khi pin báo còn từ 35-40% nên cắm sạc.

Khi sạc được khoảng 95-98% là phải rút sạc ra. Lý do là nếu sạc đầy đến 100%, tụ ngắt của điện thoại sẽ buộc phải hoạt động, lâu ngày sẽ làm chai pin. Hơn nữa, sạc quá lâu làm nóng điện thoại dễ khiến pin phồng lên. Nếu làm đúng theo hướng dẫn này thì chắc chắn pin điện thoại sẽ rất bền, dùng nhiều năm không phải thay.

Việc nhận biết linh kiện bên trong cục sạc bị hỏng là rất khó, chỉ trừ khi đã xảy ra sự cố, hỏng hóc rồi. Có những chiếc sạc dùng chục năm không hỏng, nhưng có những cái vừa mua đã hỏng. Do đó cần dùng sạc chính hãng, có bảo hành. Khi cục sạc có dấu hiệu nóng bất thường, phải thay bằng sạc khác.

Theo KS Nguyễn Huy Bạo, sạc máy 12qtính an toàn hơn, khó xảy ra chập cháy hơn do có bộ rung, đưa điện từ tần số cao về tần số thấp qua ổn áp bên trong cục sạch rồi  mới ra đầu sạc. Chỉ khi nào bóng công suất cháy thì mới bị ngắt mạch. Tuy nhiên cũng phải cảnh giác, không cắm sạc khi không có nhu cầu sạc.

“Khi cắm và rút sạc điện thoại cũng phải cẩn thận. Cắm và rút thẳng, không rút ẩu dễ làm bẻ chân sạc gây hỏng, thậm chí làm nguồn điện vào không ổn định cũng gây chập, cháy linh kiện bên trong cục sạc, dễ dẫn đến những

nguy cơ khi sử dụng”, KS Nguyễn Huy Bạo cho biết.

“Vừa sạc vừa dùng điện thoại cũng rất nguy hiểm, điện thoại dễ bị nổ. Lý do là dòng điện vừa vào vừa ra sẽ tạo ra một điện áp ngầm gây đau. Khi nhiệt độ quá cao do hoạt động liên tục thì pin sẽ phát nổ”, KS Nguyễn Huy Bạo.

Bảo Khánh

Theo Đời sống
back to top