Bài thuốc trị chứng chóng quên

Chóng quên là do tâm tỳ suy yếu, thận tinh tủy suy không nuôi dưỡng được não. Phép chữa nên an thần, dưỡng huyết, bớt tư lự lo phiền…
chóng quên

Hạt sen long nhãn có tác dụng trị chứng chóng quên.

Tâm, tỳ, thận tinh tủy suy yếu

Chóng quên là bỗng chốc liền quên, việc vừa làm xong là quên liền, lời vừa mới nói ra đã quên. Như vậy chóng quên là do trí nhớ kém, dễ quên việc và khó nhớ ra. Chứng chóng quên thường xảy ra ở người cao tuổi, nhưng không ít người trẻ tuổi cũng mắc chứng này.

Về nguyên nhân y học cổ truyền cho rằng: “Lo nghĩ thái quá thương tổn đến tâm, tâm đã thương tổn thì huyết hao kiệt, tâm thần không vững lại hại đến tỳ, làm vị khí suy yếu, cho nên bệnh này phát ra đều bởi hai tạng tâm, tỳ. Phép chữa nên an thần, dưỡng huyết, bớt tư lự lo phiền, có vậy mới khỏi được bệnh”.

Ngoài tâm tỳ hư y học cổ truyền còn cho rằng thận tinh tủy suy không nuôi dưỡng được não tốt cũng dẫn đến chóng quên.

Dùng thuốc kết hợp với ăn uống

Để chữa chứng chóng quên, ngoài việc dùng thuốc, có thể dùng các món ăn để tăng cường trí nhớ như:

Thuốc chữa chóng quên do tâm tỳ hư: Chóng quên, tim đập hồi hộp, mất ngủ, mơ mộng nhiều, ăn kém, bụng trướng, ngưới mệt mỏi, lưỡi nhợt mạnh hư tế.

Phép điều trị: Bổ tâm ích khí. Bài thuốc: Quy tỳ thang với các vị thuốc: Nhân sâm 5g, Hoàng kỳ 10g, Bạch truật 10g, Phục thần 10g, Toan táo nhân 10g, Mộc hương 10g, Long nhãn 10g, Đương quy 10g, Viên chí 10g, Cam thảo 6g.

 Chóng quên do thận âm hư: Thận âm hư không, tâm hỏa không giáng để tâm thận giao hòa (tâm thận bất giao). Phép điều trị: Bổ ích tâm thận. Bài thuốc: Lục vị hoàng gia ngũ vị, viễn chí với các vị thuốc: Địa hoàng 12g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 12g, Trạch tả 12g, Đan bì 12g, Ngũ vị tử 10g, Viễn chí 10g.

Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang. Cho thang thuốc vào ấm sắc thuốc, đổ 1 lít nước đun tới sôi, sau đó đun sôi lăn tăn trong 60 phút. Chắt nước thuốc, bỏ bã, chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 30 phút.

Món ăn: – Óc lợn hấp kỷ tử: Óc lợn 1 bộ, hoài sơn 30g, kỷ tử 15g, sơn thù 10g, long nhãn 10g, đại táo 5 quả hấp chín rồi ăn cả cái lẫn nước. Hai ngày ăn 1 lần trong 2 tuần lễ.

– Chim bồ câu 1 con, hạt sen 12g, long nhãn 10g, đương quy 10g, kỷ tử 10g, đại táo 5 quả. Bồ câu làm lông, rửa sạch, mổ bỏ phủ tạng rồi cho các vị thuốc nhồi vào bụng. Hấp cách thủy cho chín nhừ rồi ăn thịt chim và uống nước, bỏ bã thuốc.

– Hạt sen 30g, long nhãn 20g, đường phèn 100g. Cho hạt sen, long nhãn vào nồi, đổ 1 lít nước vào hầm kỹ, sau đó cho đường phèn vào đun thêm 10 phút cho tan thành chè rồi ăn.

LY Vũ Quốc Trung

(Hội Đông Y Việt Nam)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top