Bài thuốc phòng cước mùa đông

Cước khí là tình trạng đau nhức bên trong gót chân, nhìn bên ngoài gót chân không sưng, nóng, đỏ, chỉ đau ở một vị trí nhất định, không di chuyển. Theo Đông y, căn cứ vào triệu chứng có các loại cước khí khác nhau và có bài thuốc chữa trị riêng.
cước khí

Cước khí gây sưng đau chân (ảnh minh họa).

Nguyên nhân cước khí theo Đông y là do phong hàn thử thấp xâm nhập cơ thể, không được giải trừ, tiến sâu vào bên trong tụ lại ở đó gây ra bệnh. Bệnh nhân thấy gót chân đau nhức tăng lên khi thời tiết thay đổi, gió mùa, áp thấp, lạnh giá, sương mù…

Cước khí khô teo: Chân tự ra mồ hôi, sưng chạy chỗ này sang chỗ khác, sưng lên sưng xuống hoặc châm bị tê, gân co rút hay da thịt teo, nhẽo nhiều khi  không sưng mà nóng rát khô teo đi. Bài thuốc: Phòng phong 10g, xa tiền 12g, lá tre 16g, kinh giới 12g, thổ linh 20g, nam tục đoạn 20g, độc hoạt 16g, tần giao 12g, rễ cúc tần 16g, tế tân 12g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, chích thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia uông 3 lần trong ngày.

Cước khí sưng phù: Chân sưng đỏ, đau nhức rời rã, sưng lên tận gối có thể nứt da chảy nước. Bài thuốc: Đinh lăng 16g, trinh nữ 20g, ngải diệp 16g, đơn hoa 16g, thổ linh 20g, nam tục đoạn 20g,  độc hoạt 16g, tần giao 12g, rễ cúc tần 16g, tế tân 12g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, chích thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia uống 3 lần trong ngày.

Biến chứng vào tim (cước khí xung tâm): Đột nhiên tim hồi hộp, khó thở, người nóng, chân tay lạnh. Bài thuốc: Độc hoạt 16g, hy thiêm 16g, xương bồ 16g, ngưu tất 16g, đậu đen sao thơm 20g, rễ cỏ xước 20g, cà gai leo 16g, tất bát 12g, rễ xấu hổ 16g, củ đinh lăng 20g, thăng ma 12g, kê huyết đằng 20g, đương quy 16g, hà thủ ô 16g, bạch truật 12g, đại táo 3 quả, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, chích thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia uống 3 lần trong ngày.

Thuốc ngâm chân: Xương bồ, tế tân, kê huyết đằng, quế chi, thiên niên kiện, xuyên khung, bạch chỉ, lá lốt, tần giao, thăng ma, nhân hạt gấc, lá tre mỗi vị 20g. Các thứ cho vào nồi, đổ vừa nước nấu sôi, bắc ra cho nguội dần, đổ ra chậu rồi đặt gót chân vào ngâm trong 15 – 30 phút. Mỗi ngày làm 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Phòng ngừa: Để phòng cước khí, không đi chân đất, không lội nước mùa đông, nhất là vào buổi sáng sớm. Đi ngủ phải đi tất.

Lương y Hoài Vũ (Hội Đông Y Việt Nam)

Theo Đời sống
Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Sỏi là các hạt cứng tồn tại trong cơ thể con người ở các vị trí khác nhau, được tạo thành từ muối, chất khoáng tồn đọng và kết tủa. Sự hiện diện của sỏi sẽ gây viêm nhiễm, đau và ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top