Bài thuốc hiệu quả điều trị bệnh hen suyễn

Hen suyễn là chứng bệnh rất phổ biến, ở Việt Nam hen suyễn chiếm 18,7% các bệnh phổi và chiếm 5% các ca cấp cứu nội khoa. Ngoài việc chữa bệnh bằng y học hiện đại thì các bài thuốc điều trị bệnh bằng phương pháp Đông y hiện đang được nhiều người quan tâm.

Chân dung vị lương y điều trị hiệu quả bệnh hen

Căn bệnh dễ mắc với chi phí khá nặng nề

Hen suyễn (hen phế quản) là tình trạng phản ứng cao độ ở phế quản trước nhiều kích thích khác nhau, biểu hiện đặc trưng là cơn khó thở với tiếng rít cò cử do co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc và tăng tiết dịch nhày phế quản. Cơn ho khó thở hồi phục (tự khỏi hoặc tự điều trị khỏi).

Tổ chức y tế thế giới( WHO) đã chỉ rõ: Cho tới nay các phương pháp điều trị của Tây y chỉ nhằm kiểm soát và cắt cơn chứ không chữa khỏi hen suyễn được. Đó là lý do khiến nhiều bệnh nhân tuyến dưới phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Điều này không chỉ đe dọa tính mạng bệnh nhân mà còn làm tăng chi phí điều trị”.

Chi phí để điều trị hen suyễn khá nặng nề, bằng chi phí điều trị HIV và lao cộng lại. Cũng theo khuyến cáo, bệnh hen suyễn không nên lạm dụng nhiều thuốc Tây, sẽ có thể gây tác dụng phụ và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vậy nên việc sử dụng những bài thuốc Đông y chữa bệnh hen suyễn là một gợi ý bạn không nên bỏ qua.

Lương y mát tay trị bệnh hen suyễn

Lương y Nguyễn Thị Nhiệm – Hội Đông y tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong bệnh hen đờm xuất hiện là do tạng tỳ yếu về vận chuyển biến hóa thức ăn. Khó thở là do tạng phế kém dẫn đến việc điều khí rối loạn, bên cạnh đó tạng thận yếu dẫn đến không dẫn được khí từ trên xuống dưới cũng gây ra khó thở.

Lương y Nhiệm thăm khám cho bệnh nhân

Theo lời bà Nhiệm, bệnh hen suyễn là căn bệnh rất phổ biến đối với các vùng quê do điều kiện sống còn nhiều khó khăn. Đơn cử như nguồn nước ô nhiễm, ăn uống mất vệ sinh hay hút thuốc lá nhiều dẫn đến ho khan lâu ngày cũng có thể biến chứng thành suyễn. Người bị bệnh hen suyễn thường có thể trạng gầy còm, sức lực yếu ớt và đặc biệt rất khó thở.

Đông y điều trị hen bằng cách hướng vào căn nguyên gây bệnh kết hợp với điều trị tổng thể để cân bằng khí hóa trong cơ thể dựa trên căn nguyên của bệnh Hen, hướng vào phục hồi các tạng gây ra bệnh. Việc điều trị theo Đông y làm bệnh hen nhẹ đi, cơn thưa dần và tiến đến không tái phát.

Bên cạnh điều trị bằng cách hướng vào căn nguyên gây bệnh, Đông y còn điều trị ho hen kết hợp với điều trị tổng thể để cân bằng khí hóa trong cơ thể dựa trên căn nguyên của bệnh ho hen, hướng vào phục hồi các tạng gây ra bệnh.

Lương y Nguyễn Thị Nhiệm cho hay, phần lớn các vị thuốc, bài thuốc đang được sử dụng trong Đông y hiện tại, đều đã có “tuổi đời” rất cao, đã được sử dụng lặp đi lặp lại hàng trăm, thậm chí hàng trăm năm.

Nhiều bệnh nhân lấy thuốc điều trị với 2-3 liệu trình đã hoàn toàn đẩy lui bệnh. Mặc dù là thuốc Đông y nhưng thuốc được vo viên nên rất tiện cho những người ngại sắc thuốc để uống hoặc đi làm thường xuyên, chỉ cần mang theo bên mình là có thể uống thuốc đều đặn.

Theo Lương y Nhiệm thì gốc sinh ra bệnh theo Đông y là suy giảm chức năng của các tạng trong cơ thể. Bản chất điều trị của Đông y là phục hồi chức năng của các tạng trong cơ thể, làm cân bằng các tạng của cơ thể để triệt tiêu gốc gác của bệnh. Do đó cần một khoảng thời gian điều trị dài hạn theo đúng đợt điều trị để đạt hiệu quả cao.

Thuốc được hoàn viên tiện dụng

Để bài thuốc chữa hen suyễn phát huy công dụng, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì uống thuốc đều đặn theo đúng liều lượng chỉ định. Đối với những bệnh nhân mắc hen suyễn cần tuyệt đối kiêng rượu bia, đồ ăn tanh, nên có thái độ lạc quan, có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Nên ăn nhiều rau xanh, uống nước và tăng cường vận động phù hợp với thể trạng để khí huyết lưu thông.

Liên quan đến việc điều trị bệnh hen suyễn bằng Đông y, bạn đọc có thể liên hệ tư vấn Lương y Nguyễn Thị Nhiệm – Hội Đông y tỉnh Thanh Hóa. (Địa chỉ: Xóm 9, xã Nga Liên, huyện Nga Sơn- Thanh Hóa. Số điện thoại: 0961582816).

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top