Bài thuốc hay từ sắn dây

Bạn sẽ không ngờ rằng tất cả các bộ phận của cây sắn dây đều có thể được dùng để làm thuốc chữa bệnh.

Sắn dây có vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt.

Theo Đông y, cây sắn dây có vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, làm ra mồ hôi và giải độc cơ thể. Vì thế mà hầu hết các bộ phận của cây đều được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Song bộ phận nhiều dược chất và dưỡng chất nhất là rễ (củ) được thu hoạch vào mùa đông và mùa xuân.

Thanh nhiệt cơ thể: Trong những ngày hè nắng nóng, uống một cốc bột sắn dây pha với nước lọc, đường, chanh có tác dụng làm thanh nhiệt các cơ quan trong cơ thể một cách tốt nhất.

Chữa cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, nóng ruột, nôn nao: Dùng 12g bột sắn dây hòa với đường uống hoặc cùng 20g cát căn, 12g đậu ván giã dập, sắc nước uống trong ngày.

Trị mụn trứng cá: Có thể dùng củ sắn dây 40g, đậu xanh 20 – 30g nấu nước uống hàng ngày. Tính hàn trong đậu xanh cùng bột sắn dây sẽ làm cho mụn nhọt biến mất.

Ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn phải đồ nguội, độc: Lấy củ sắn dây tươi, ngó sen tươi 2 thứ giã nát, vắt lấy 500ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống dần để chất độc trong cơ thể bị thải hết ra ngoài.

Chữa ngộ độc rượu: Người uống rượu quá nhiều khiến tỳ vị bị tổn thương, có thể dùng 30g hoa sắn dây, 4g hoàng liên, 30g hoạt thạch, 15g bột cam thảo tấn tất cả nghiền thành bột mịn và nặn thành viên (mỗi viên 3g) để uống mỗi lần 1 viên.

Ngoài ra, củ sắn dây tươi còn có chất cầm máu. Bạn có thể giã nát đắp lên mũi khi chảy máu cam hoặc giã lấy nước uống nếu bị chảy máu cam thường xuyên.

Với thân sắn dây tươi, bạn có thể dùng 12 – 16g thân sắc lấy nước uống. Hoặc tán thành bột và hòa với nước sạch ngậm sẽ đỡ viêm họng.

Bên cạnh đó, lá sắn dây có thể trị rắn cắn. Giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn để chất độc trong nọc rắn bị hút hết ra ngoài.

Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng bài thuốc nên vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ.

Trần Mi (tổng hợp)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top