Bài thuốc hay điều trị trĩ

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh trĩ xuất phát từ chứng đại tràng tích nhiệt. Do ăn uống nhiều thức ăn cay nóng, uống nhiều rượu bia, nghiện thuốc lá, cafe…nhiệt tích lại mà sinh bệnh.

Bệnh trĩ thường chia làm ba loại, thể đại tràng thực nhiệt thường sinh ra chứng trĩ ngoại; Thể đại tràng thấp nhiệt thường sinh ra chứng trĩ nội; Nếu có cả chứng thực nhiệt và thấp nhiệt thì sinh ra chứng trĩ hỗn hợp vừa có trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ nội: Do loét trực tràng ở phần gần hậu môn, thường có triệu chứng đại tiện táo bón, mỗi lần  đại tiện thường chảy máu tươi, có khi máu chỉ dính phân, có khi vài giọt, nhưng nếu viêm loét nhiều thì chảy máu ồ ạt. Có trường hợp để lâu ngày không điều trị, loét sâu dẫn đến mắc chứng rò hậu môn.

Điều trị: Thanh nhiệt giáng hỏa trừ thấp nhuận tràng thu liễm sinh cơ cầm máu. Bài thuốc kinh nghiệm. Bạch truật 12g, bạch linh 12g, thương truật 12g, sinh hoàng kỳ 16g, trắc bá diệp (thán sao) 30g, ngải diệp thán 12g, tiêu khương 12g, đỗ trọng (sao cháy sém) 16g, địa du 16g, trần bì 12g, chích thảo 8g, đại hoàng (chế) 6g, xuyên quy 12g, sinh địa 16g, bạch truật 12g. Ngày một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn. Bài thuốc đã điều trị cho hơn 60 bệnh nhân mắc chứng trĩ nội đạt kết quả tốt, không có bệnh nhân nào tái phát.

Trĩ ngoại: Do táo bón lâu ngày, khi đi đại tiện rặn nhiều, các tĩnh mạch ở hậu môn phình ra, huyết ứ lại mà thành búi trĩ, để lâu ngày búi trĩ càng to dần, khi đi đại tiện khó chịu, thường ngồi cũng khó khăn. Có trường hợp vỡ ra chảy máu, nhất là vùng nông thôn ít quan tâm đến bệnh, nên khi búi trĩ lớn vỡ ra chảy máu đi khám bệnh mới phát hiện mắc chứng trĩ ngoại. Nếu búi trĩ còn bé có thể điều trị bằng nội khoa, nếu búi trĩ lớn phải dùng phương pháp ngoại khoa.

Điều trị nội khoa: Thanh nhiệt giáng hỏa lương huyết, cầm huyết, nhuận tràng thu liễm tiêu viêm. Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia vị: Sinh hoàng kỳ 20g, chích cam thảo 4g, nhân sâm 12g, đương quy 12g, trần bì 12g, thăng ma 12g, sài hồ 6g, bạch truật 12g. Gia địa du 12g, thạch xương bồ 12g, đại hoàng (chế) 6g, kim ngân hoa 12g, sinh địa 12g, đỗ trọng 12g, trắc bá diệp thán 20g, ngải diệp thán 12g, tiêu khương 12g. Nếu bệnh nhân huyết áp bình thường, hoặc huyết áp thấp có thể dùng hoàng kỳ lên 60-80g, thăng ma lên 60g. Ngày một thang sắc uống 3 lần trong ngày. Bài thuốc đã điều trị cho 12 bệnh nhân có kết quả tốt.

Trĩ hỗn hợp: Nếu bệnh nhân mắc chứng trĩ hỗn hợp, vừa có trĩ nội vừa có trị ngoại. Trước hết phải điều trị trĩ nội, điều trị trĩ ngoại sau. Nếu trĩ nội nặng nhưng trĩ ngoại bị viêm nhiễm cấp thì dùng bài thuốc điều trị trĩ nội tăng liều lượng của hoàng kỳ, gia thêm thăng ma 20g, sài hồ 8g, hoàng cầm 12g.

Ngày một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn.

Nếu trĩ nội đã rò hậu môn, điều trị trĩ đã ổn định, sau đó dùng phương pháp ngoại khoa điều trị rò hậu môn.

                  TTND. BS cao cấp Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y VN

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top