Bài thuốc hay điều trị chứng thống kinh

ng y cho rằng: “ Người phụ nữ khi kỳ kinh đến trước, sau, hoặc đang hành kinh mà đau bụng dưới, khi đau âm ỉ, khi đau nhiều, có khi đau dữ dội không chịu nổi, hai bầu vú căng cứng, gọi là đau bụng khi hành kinh, hay chứng “thống kinh”.

Do can uất khí trệ huyết ra không thông sướng.

Triệu chứng: Trước khi hành kinh hoặc khi đang hành kinh, bụng dưới nặng trệ, đau, lượng kinh có thể nhiều, có thể ít, màu kinh tía tối, có hòn cục, hai mạng sườn đau, hai bầu vú căng trướng, mạch huyền.

Điều trị: Lý khí hoạt huyết, giải uất chỉ thống.

Bài thuốc “Tiêu thống phương” sài hồ 6g, huyền hồ sách 12g, bạch thược 12g, khổ luyện tử (hạt xoan rừng) 12g, đương qui 12g, hương phụ(chế) 12g, ngũ linh chi 12g, uất kim 8g, bồ hoàng 12g.

Gia giảm: Nếu kinh nguyệt đến trước kỳ, lượng kinh ra nhiều, màu đỏ gia đan bì 8g, hắc chi tử 8g, xuyến thảo 8g, hoàng cầm 6g.

Nếu kinh ra có huyết cục, màu đỏ thẫm, gia đan sâm 12g, trạch lan (lá mần tưới) 12g.

Nếu bụng chướng đầy, lạnh mà đau gia: Ngô thù du 6g, quế chi 8g, sài hồ giảm xuống 3g, uất kim giảm xuống 6g.

Nếu trước khi hành kinh hai bầu vú trướng đau gia thanh bì 6g, quất diệp 6g, quất hạch 4g.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày uống trước khi ăn hoặc lúc đói.

Do bụng đau nhiều, huyết ra có nhiều hòn cục.

Điều trị: sơ can lý khí, hành huyết chỉ thống. Bài thuốc kinh nghiệm: “Thư can lý khí hoạt huyết thang” Đương qui 12g, ô dược 10g, xuyên khung (sao) 6g, trần bì 12g, huyền hồ sách (sao dấm) 10g, đảng sâm 15g, bạch thược (sao dấm) 15g, hương phụ (sao dấm) 10g, sài hồ 10g, trước khi hành kinh 7 ngày có hiện tượng đau tức hai mạng sườn, hai bầu vú căng trướng thì trước đó 3 ngày cho uống bài thuốc này.

Hoặc có hiện tượng hàn tích huyết ứ đau bụng dưới trướng đầy, trước khi hành kinh 10 ngày cho uống bài này.

Nếu có hiện tượng khí trệ huyết ứ sau khi sạch kinh 3 ngày cho uống cả  chu kỳ kinh.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống lúc đói.

Do khí trệ huyết ứ lâu ngày sinh chứng thống kinh.

Triệu chứng: Khi hành kinh huyết ra nhiều có huyết cục màu đen, bụng đau dữ dội.

Điều trị: hành khí phá huyết thông kinh chỉ thống.

Bài thuốc “Hoạt huyết tán ứ thang” đương qui vĩ 12g, đan bì 8g, lưu ký nô 12g, tô mộc 12g, ô dược 12g, xích thược 12g, huyền hồ sách 12g, xuyên khung 8g, nhục quế 6g, sinh địa 8g.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

 Thống kinh do khí trệ huyết ứ nặng có kiêm chứng đắng miệng tâm phiền.

Điều trị: hóa ứ kiêm thanh uất nhiệt. Bài thuốc “Thông kinh ninh” đương qui 9g, đan bì 9g, uất kim 9g, tạo giác thích (gai bồ kết) 9 g, xích thược 15g, hương phụ(chế) 15g, bồ hoàng 10g, cửu hương trùng 15g, xuyên khung 6g, huyền hồ sách 6g, ngũ linh chi 15g, cam thảo 6g, sài hồ 6g,  bạch giới tử 6g, hạ khô thảo 15g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.

Thống kinh có kiêm chứng âm hư huyết nhiệt.

Điều trị: điều lý can (gan) khí, hoạt huyết hóa ứ, dục âm lương huyết.

Bài thuốc: “Lý khí hóa ứ thang” thích tật lê 18g, nữ trinh tử, phúc bồn tử, hạn liên thảo đều 24g, đương qui, xuyến thảo, câu đằng, sinh bồ hoàng, sinh địa, huyền hồ sách, ngũ linh chi, giá trùng đều 10g, giới bạch, sinh bạch thược đều 12g, xuyên khung, tân lang, thủy điệt đều 6g.

Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn. Hoặc tán bột làm viên hoàn mật ong mỗi viên 5 gam, ngày uống 3 lần mỗi lần uống 2 viên trước khi ăn, uống với nước đun sôi để ấm.

Do hàn uất khí huyết ngưng trệ.

Triệu chứng: khi hành kinh đau bụng dưới, sợ lạnh, thích chườm ấm, huyết ra có màu tối sạm, nếu kinh thông thì giảm đau, mạch huyền khẩn.

Điều trị: Ôn kinh hành khí hòa huyết chỉ thống.

Bài thuốc kinh nghiệm: “Thống kinh cơ bản phương” đan sâm 30g, hương phụ (chế) 15g, xích thược 10g, xuyên khung 5g, hồng hoa 10g, nhục quế 10g, trạch lan 15g, huyền hồ sách 10g, mộc hương10g.

Gia giảm: Nếu bụng dưới lạnh đau huyết ra nhạt có màu sẩm gia: bào khương (gừng đã luộc) 6g, ô dược 10g.

Nếu bụng dưới đau lan tỏa ra hai bên, huyết kinh màu đỏ tươi gia: đan bì 10g, chi tử (sao cháy) 10g, bỏ nhục quế. Nếu lượng kinh ra nhiều gia: Ngải diệp (sao cháy) 10g, bỏ hồng hoa.

                                           TTND.BS cao cấp Nguyễn xuân Hướng

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top