Bài thuốc độc đáo trị béo phì

Y học cổ truyền cho rằng, béo phì phần lớn là bệnh “trong hư ngoài thực”. Trong hư chủ yếu là khí hư, nếu kiêm cả tình trạng mất sự điều hòa âm dương có thể khí dương suy hoặc khí âm suy. Bệnh ở tỳ (lá lách), thận, gan, mật và tâm phế (tim, phổi).

Thuốc Đông y trị béo phì.

Trên lâm sàng chủ yếu là tỳ, thận khí hư; gan mật tiết loãng, mất sự điều tiết. Biểu hiện ra bên ngoài chủ yếu là mỡ, đàm đục, thường kèm theo thủy thũng, máu ngưng trệ, khí ngưng trệ. Giữa hư và thực, bên trong bên ngoài cũng có đan xen, nặng nhẹ rất phức tạp. Tùy theo biểu hiện bệnh khác nhau mà có bài thuốc trị riêng.

Cách hóa thấp: Dùng cho trường hợp tỳ, vị hoạt động yếu, tích tụ “thấp” dẫn đến béo phì. Triệu chứng bệnh thường thấy là bụng trướng, đốm lưỡi nhờn, mạch trì hoặc trầm. Bài thuốc: Bạch truật 30g, hoàng kỳ 40g, chích thảo 20g; phòng kỷ 40g. Thêm gừng, táo sắc uống ngày 1 thang.

Cách khử đờm: Dùng cho trường hợp đờm đục, mập phì. Triệu chứng thường thấy là khí hư, ngực bức bối, thèm ngủ, lười vận động, đốm lưỡi trắng nhờn lưỡi mập, mạch hoạt. Bài thuốc: bán hạ chế 8g, ô mai 4g, sinh khương (gừng tươi) 4 lát; chính thảo 4g, trần bì 4g. Sắc uống lúc đói, ngày 1 thang.

Cách lợi thủy: Có sự phân biệt Vi lợi (trục thủy từ từ) và Thôi trục (Trục thủy nhanh). Triệu chứng thường thấy là béo phì, phù thủng, tiểu ít, bụng trướng, đốm lười trắng. Bài thuốc: Đại phúc bì 10g, trần bì 10g, sinh khương bì10g, phục linh bì 10g, tang bạch bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cách thông phủ: Chủ yếu là khinh tả (khinh; nhẹ, tả, chảy, trút). Phần lớn dùng cho béo phì vì thèm ăn những món ăn béo ngọt. Triệu chứng thường thấy: bụng phệ, đại tiện táo bón, cử động khó khăn, hễ cử động là thở hổn hển, đốm lưỡi dày vàng. Bài thuốc: chỉ thực 10g; đại hoàng 12g, hậu phác 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cách tiêu đạo (đạo: dẫn): Dùng cho mập phì loại thèm ăn. Triệu chứng bệnh thường thấy là mập phì, lười hoạt động, bụng đầy tích thức ăn, lưỡi đốm dày vàng. Bài thuốc: bạch thược 8g, đại hoàng 8g, sài hồ 8g, bình lang 12g, hậu phác 8g, thảo quả 3g, cát căn 8g, hoàng cầm 4g, tri mẫu 8g, chính thảo 3g, khương hoạt 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cách kiện tỳ: Là cách dùng kiện tỳ bổ thận chính là để trị béo phì. Triệu chứng thường thấy là tỳ hư, khí nhược, vị thu nhận giảm thiểu, cơ thể mệt mỏi uể oải, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt. Bài thuốc: Bạch đậu khấu 4g, sa nhân 4g; bạch truật 4g; bào khương 4g; cam thảo 4g; trần bì 4g, đinh hương 4g, nhân sâm 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cách ôn dương: Dùng cho người khí hư, dương hư béo phì kèm theo đổ mồ hôi trộm, khí đoản, hễ cử động là thở hổn hển, kém sức, lưng đau, mệt mỏi, sợ lạnh…Bài thuốc: Phụ tử 6g, nhục quế 6g, thục địa 1,5g, sơn dược12g, sơn thù 16g, trạch tả 10g, bạch linh 10g, đan bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

LY Hoài Vũ

(Hội Đông Y Việt Nam)

Theo Đời sống
Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Sỏi là các hạt cứng tồn tại trong cơ thể con người ở các vị trí khác nhau, được tạo thành từ muối, chất khoáng tồn đọng và kết tủa. Sự hiện diện của sỏi sẽ gây viêm nhiễm, đau và ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top